Cách sử dụng máy hút sữa Medela đúng chuẩn

Cach Su Dung May Hut Sua Medela

Bạn hay bị đau khi sử dụng máy hút sữa Medela? Bạn dùng máy hút sữa Medela nhưng sữa không về? Vậy thì bạn vẫn chưa biết cách sử dụng máy hút sữa medela đúng. Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cách sử dụng máy hút sữa Medela đúng chuẩn

Không phải dùng máy hút sữa là cứ thế cho phễu vào rồi bật máy lên hút. Cách sử dụng máy hút sữa sao cho hiệu quả và đúng đắn cần tham khảo quy trình chuẩn của nhà sản xuất cũng như kinh nghiệm của các mẹ đã thành công. Qua tổng hợp, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Uống một cốc sữa hoặc một cốc trà vằn trước khi bắt đầu hút từ 30 phút – 1 tiếng.
  • Bước 2: Trụng nước sôi tất cả các bộ phận của máy trong thời gian từ 1 – 5 phút. Để ráo. Những bộ phận cần trụng bạn theo dõi trong hình dưới.

Hãy xem tại đây để biết thêm các kiến thức mà mẹ bé có thể chưa biết.

cach-su-dung-may-hut-sua-medela

  • Bước 3: Cắm ống. Đầu có ống nhựa vàng cắm vào cổ nối. Đầu còn lại lắp vào máy. Nếu chỉ hút một bên, bạn gỡ miếng nhựa vàng trên thân máy gắn vào bên không hút (thay cho ống).cach-su-dung-may-hut-sua-medela
  • Bước 4: Lắp các bộ phận tháo rời lại sao cho khớp. Lưu ý nhẹ nhàng, tránh để móng tay chạm vào van trắng làm rách van.
  • Bước 5: Bôi một chút nước lên ngực, áp chặt phễu vào.
  • Bước 6: Bật nút vàng khởi động máy. Máy sẽ ở chế độ massage trong 2 phút để kích sữa. Lúc này phễu sẽ chuyển động dồn dập.
  • Bước 7: Khi máy hết 2 phút massage sẽ chuyển sang chế độ hút. Bạn vặn nút vàng khởi động sang phải nếu muốn lực hút mạnh hơn và ngược lại.
  • Bước 8: Sữa sẽ về theo đợt, từ 4 – 5 phút về 1 lần. Vì vậy cứ khoảng 4 – 5 phút bạn hãy bấm nút massage (nút 2 giọt sữa) để kích thích ngực. Sau 2 phút massage máy chuyển lại chế độ hút.
  • Bước 9: Thực hiện việc hút trong ít nhất 15 – 20 phút, hoặc cho đến khi bạn không còn tức sữa nữa.

Đây là cách sử dụng máy hút sữa Medela Pump in Style theo quy trình cơ bản nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn không hút ra sữa, hoặc bị đau khi sử dụng. Hãy theo dõi tiếp bài viết để biết nguyên nhân vì sao.

Vì sao mẹ bị đau khi sử dụng máy hút sữa Medela

Mẹ bị đau hoặc không ra sữa khi dùng máy hút sữa Medela bởi các nguyên nhân sau:

  • Size phễu không phù hợp với kích thước ngực: Có 3 size phễu là 21mm (nhỏ), 24mm (trung bình), 27 mm (to). Cách đo size phễu máy hút sữa Medela như sau: phần đầu ti phải lọt hẳn vào ống phễu, phần quầng ngực sẽ nằm trên miệng phễu. Nếu đầu ti không lọt hết ống thì phễu đó nhỏ hơn size ngực. Nếu quầng ngực lọt hẳn vào ống thì phễu đó lớn hơn size ngực. Khi size phễu không phù hợp, bạn hãy hãy liên hệ Hibaby để được đổi size chính xác.
  • Nguyên nhân thứ hai là mẹ để lực hút quá mạnh, không tương thích với sức chịu đựng của cơ thể và lượng sữa trong ngực, dẫn đến bị đau khi dùng máy hút sữa Medela.
  • Mẹ có thể bị đau do phễu bị lệch, không đặt ngực đúng trọng tâm phễu.
  • Nguyên nhân hút không ra sữa nằm ở việc mẹ không chuyển sang chế độ massage sau mỗi 5 phút hút sữa. Như thế sữa sẽ không về đều, tia sữa dễ tắc hơn.
  • Mẹ có thể hút không ra sữa vì nguyên nhân khác, đó là không hút sữa thường xuyên. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia và những bà mẹ nuôi con khác, phải hút ít nhất 3 tiếng/lần, kể cả khi không căng tức ngực hay mỗi lần hút chỉ rs ít sữa. Điều này tạo thói quen tiết sữa thường xuyên cho cơ thể, sữa sau đó mới về dần dần.
  • Cuối cùng, nguyên nhân khiến máy hút yếu dù đã vặn lên mức cao nhất chính là ở van trắng. Van trắng rất mỏng và dễ bị rách trong quá trình tháo gỡ, vệ sinh. Khi van rách, hở máy sẽ hút rất yếu. Bạn nên mua thêm một vài van dự trữ ở nhà phòng khi rách.

Đây là cách sử dụng máy hút sữa Medela Pump đúng đắn nhất cùng những kinh nghiệm liên quan. Mẹ có thể áp dụng những kinh nghiệm này đối với cách sử dụng máy hút sữa tay hay máy hút sữa những dòng khác. Hy vọng chúng tôi đã giúp được cho bạn nhiều thông tin hữu ích qua bài viết này.

Tổng hợp: Máy hút sữa

Vì sao nên dùng máy hút sữa Avent?

Vi Sao Nen Dung May Hut Sua Avent 3

Hãy dẹp bỏ nỗi lo không đủ sữa cho con bú, hay căng tức ngực quá đà với máy hút sữa Avent. Đây là dòng sản phẩm ngoại nhập tốt nhất hiện nay trên thị trường, được nhiều mẹ bỉm sữa ưa chuộng.

may-hut-sua-avent
MÁY HÚT SỮA AVENT

Vì sao nên dùng máy hút sữa Avent?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa phần các bà mẹ mang thai đều tìm hiểu và nắm rõ các kiến thức sinh lý sau sinh. Trong đó, cơ chế để cơ thể mẹ tiết ra sữa chính là hoạt động bú mút của bé. Hành vi này sẽ kích thích bầu ngực của mẹ. Chính vì thế các mẹ sợ rằng nếu dùng máy hút sữa thay vì cho bé bú trực tiếp, không có sự tiếp xúc giữa mẹ và bé sẽ làm cho cơ thể mẹ không tiết sữa nữa. Vì vậy dùng máy hút sữa có tốt không luôn là nỗi băn khoăn của mẹ.

may-hut-sua-avent

Trên thực tế, điều này hoàn toàn không đúng, và mẹ cũng đã hiểu sai về vai trò của sản phẩm này. Với máy hút sữa Avent, dù là máy hút bằng tay hay sản phẩm chạy điện, chỉ cần cách sử dụng đúng đắn, dòng sữa mẹ sẽ luôn dồi dào cho tới ngày bé cai sữa.

Dùng máy hút sữa Avent có tốt không?

80% các bà mẹ đã qua sử dụng đều cảm thấy hài lòng với sản phẩm. 20% còn lại thường rơi vào trường hợp mẹ không dùng đúng cách khiến bầu ngực bị đau, hoặc sữa tiết không đều dẫn tới mất dần.

Vậy vì sao dùng máy hút sữa Avent lại tốt? Theo chị Linh, người đã có kinh nghiệm nuôi 2 bé trai bằng sữa mẹ tới 20 tháng bằng máy hút sữa Avent cho biết, trong lúc mới sinh, sữa chưa ra, bầu ngực mẹ bị căng tức, sưng ứ rất đau đớn, lúc này nhu cầu của bé rất ít, lực mút lại yếu, vì vậy máy hút sữa điện Avent với khả năng hút nhanh, mạnh sẽ là công cụ hiệu quả để hỗ trợ mẹ, tránh tình trạng tắt tia sữa, gọi về nguồn sữa mẹ dồi dào. Hơn nữa, dùng máy hút sữa sẽ giúp bé tập trung hơn khí bú bình. Bạn sẽ dễ kiểm soát lượng sữa mỗi lần bé bú, không sợ bé ngủ quên trong lúc bú dẫn tới sặc sữa, nghẹn sữa.

may-hut-sua-avent

Mẹ không nên hiểu lầm dùng máy hút sữa để thay hoàn toàn cho việc bé bú trực tiếp. Chiếc máy hút sữa tay Avent hoặc máy hút sữa điện Avent sẽ là trợ thủ đắc lực cho những lúc mẹ tắc sữa, ứ sữa hay có việc ra ngoài, không thể ở gần cho con bú thường xuyên. Hoạt động bơm hút của máy mô phỏng hành động bú mút của bé, giúp đánh lừa cơ thể của bạn. Lực hút tuy nhanh, mạnh, nhưng tác động của máy hút sữa avent lên ngực mẹ và đầu ti lại rất nhẹ nhàng, êm ái, không hề gây đau đớn. Chính vì vậy, chỉ cần thả lỏng tâm lý, mẹ sẽ có một nguồn sữa dồi dào bất tận, không hề bị tắt nghẽn. Khi bé bú cũng sẽ thoải mái hơn, không phải quá sức làm bé cáu giận, khó chịu.

Đồng thời, theo chị Mai (Hà Nội), dùng máy hút sữa Avent đúng cách cần có lịch trình hút sữa rõ ràng. Cụ thể như sau: Mẹ nên cố định giờ hút, khoảng 3 tiếng/lần, cơ thể sẽ thích nghi và tiết sữa theo đúng chu kì. Không nên ngừng hút khi thấy sữa không quá căng, đó mới là nguyên nhân chính dẫn tới việc sữa mất dần sau khi sử dụng máy. Hút hết sữa khi ngực căng sẽ cho cơ thể dấu hiệu để tiếp tục bổ sung nguồn sữa, đây là bí quyết thiết yếu để giữ được nguồn sữa lâu dài. Khi muốn cai sữa cho bé, cứ giảm dần chu kì là được.

Máy hút sữa bằng tay avent có tốt không?

Trên thực tế, máy hút sữa bằng tay  Avent chính là phát minh tuyệt vời giải quyết tình trạng thiếu sữa, tắc sữa, hay tức sữa. Nó làm giảm tình trạng các bà mẹ dùng tay bóp vắt bầu ngực, vừa gây đau đớn, vừa không vệ sinh, vừa dễ tổn thương các mạch sữa, gây tắc sữa hoàn toàn. Các chuyên gia cũng khuyên rằng để an toàn, tiện dụng, mẹ nên dùng máy hút sữa Avent điện, vì hầu hết các bà mẹ đều chưa nắm được cách sử dụng máy hút sữa bằng tay sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, với thương hiệu Avent, thiết kế máy hút sữa bằng tay có phần khoa học, thông minh hơn, vì vậy mẹ hoàn toàn không cần lo lắng về việc máy hút sữa bằng tay Avent có tốt không, dùng có được không. Máy rất dễ dùng, có nhiều kích cỡ cho các cơ địa khác nhau. Thiết kế máy cực kì nhẹ nhàng, tay cầm chống mỏi phù hợp với người thận tay trái lẫn tay phải. Với máy hút sữa bằng tay Avent, mẹ hoàn toàn có thể nhanh chóng học cách sử dụng.

may-hut-sua-avent

Hiện nay so với mặt bằng thu nhập chung của người Việt, muốn dùng một chiếc máy hút sữa điện Avent phải bỏ ra chi phí rất lớn. Bạn có thể chọn phương pháp mua máy hút sữa bằng tay Avent giá rẻ hoặc thuê máy hút sữa Avent thay vì mua mới để tiết kiệm hơn.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ đưa ra được quyết định trong việc có nên sử dụng máy hút sữa Avent hay không. Chúng tôi rất hy vọng các bé Việt Nam sẽ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ tinh khiết, dồi dào nhất.

Tham khảo thêm các sản phẩm máy hút sữa tại đây.

Máy hút sữa spectra có những gì tốt?

May Hut Sua Doi Spectra S1

Trong xã hội hiện nay, hầu hết tất cả mọi người đều biết sữa mẹ sự thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có điều kiện chăm sóc cho con của mình. Chính vì vậy, rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn và sử dụng máy hút sữa để thuận tiện hơn trong việc cho con bú.

Với thị trường hiện nay, có quá nhiều loại máy hút sữa với những chức năng khác nhau khiến cho nhiều bà mẹ thắc mắc không biết nên chọn lựa loại sản phẩm nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính của gia đình mình. Vì thế Hibaby sẽ đưa loại máy phù hợp với yêu cầu của nhiều bà mẹ đó chính là spectra. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ giúp các mẹ hiểu được máy hút sữa spectra có những gì tốt để thể hiểu rõ hơn.

Máy hút sữa đôi spectra S1
Máy hút sữa đôi spectra S1

Một số thông tin về sản phẩm:

  • Sản phẩm có kết cấu gọn nhẹ 230g và có kiểu dáng trang nhã.
  • Tay cầm nhẵn, để cầm và sử dụng dễ hơn.
  • Hút rất nhẹ nhàng và thỏa mái.
  • Điều chỉnh lực hút một cách dễ dàng: từ mức nhỏ cho đến mức mạnh.
  • Hút tự nhiên, nhịp nhàng sữa chảy nhiều hơn rất giống với trẻ bú.
  • Xoa dịu đi những cơn đau và tức ngực do bị đầy sữa.
  • Máy có xuất sứ từ Hàn Quốc.
  • Đạt tiêu chuẩn Chất lượng Châu Âu EU.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001 : 2000, ISO 13485 : 2003.
  • Tiêu chuẩn Sản xuất tốt GMP.
  • Đa số các máy hút sữa spectra là sử dụng bằng điện như: spectra S1 đôi, spectra M1, Dew 300, Dew 350,…

Một số hiệu quả đã được chứng minh như:

  • Máy hút sữa được nhiều trong khoảng thời gian ngắn.
  • Dòng sữa về sớm hơn và nhiều hơn.
  • Khi sử dụng có cảm giác giống như trẻ bú.

Qua một số thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích được cho các bà mẹ có được hiểu biết về loại máy hút sữa spectra và có được lựa chọn phù hợp để tiện lợi hơn trong việc chăm sóc con mình.

Dùng máy hút sữa có tốt không?

Dung May Hut Sua Co Tot Khong Minh Hoa

Dùng máy hút sữa có tốt không? Đây là câu hỏi mà có rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Và hôm nay các bà mẹ hãy cùng với Hibaby giải đáp vấn đề này nhé!

Trước khi đi vào vấn đề chúng ta tìm hiểu sơ qua về một số nguyên nhân tại sao các bà mẹ phải dùng máy hút sữa.

  • Đầu ti của mẹ có vấn đề.
  • Vắt cạn bầu sữa mỗi khi cho con bú.
  • Mẹ phải đi làm sớm.
  • Đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé sau 1 tuổi.
  • Mẹ hay có việc ra ngoài đột xuất.

Đây là 5 nguyên nhân chính để mẹ sử dụng máy hút sữa. Các bà mẹ có thể xem chi tiết hơn tại đây.

Cùng xem qua những ưu nhược điểm để biết được việc sử dụng máy hút có tốt hay là không?

Ảnh minh họa. Dùng máy hút sữa có tốt không
Ảnh minh họa

Ưu điểm:

  • Mẹ không cần phải cai ti và tập bình cho bé khi cai sữa, mẹ chỉ cần đổi sữa.
  • Sử dụng máy hút sữa đều thì lượng sữa sẽ cho ra nhiều hơn khi bé hút trực tiếp. Vì khi hút sạch lượng sữa ra thì cơ thể của người mẹ sẽ tự hiểu rằng lượng sữa của bé cần là nhiều hơn nên lần kế tiếp sẽ tiết sữa ra nhiều hơn. Tạo hóa sinh ra không có người mẹ nào là không có sữa cho con. Vì vậy càng hút sữa đều và liên tục thì sẽ có càng nhiều sữa.
  • Bé sẽ tập trung bú được nhiều hơn khi bú bình, sữa ở trong bình cũng nhanh hơn và đều hơn ti mẹ. Giấc ngủ của bé sẽ kéo dài hơn khi được no bụng và thời gian thường là khoảng 3 tiếng mới bú một lần, vì thế các bà mẹ sẽ có thời gian nghĩ ngơi. Trong khi trẻ được ôm áp và bú mẹ thì hay ngủ quên khi vẫn chưa bú được thật no. Nên bé cứ 1 đến 2 tiếng sẽ thức dậy vì đói.

Nhược điểm:

  • Các bà mẹ phải thường xuyên hút sữa, đều đặn cả ngày lẫn đêm. Thường thì cứ 3 tiếng hút một lần và theo lịch như: 3h – 6h – 9h – 12h – 15h – 18h – 24h. Mệt nhất là khoảng thời gian vào ban đêm, bởi cơ thể lúc đó đang muốn nằm xuống và ngủ một giấc. Khi cơ thể đã quen thì không hút không được, vì tới giờ cũng sẽ tự động căng sữa. Nếu căng sữa mà không hút thì cảm giác rất khó chịu, dễ bị tắc sữa và đồng thời cơ thể người mẹ tự hiểu là bé không có nhu cầu bú và sẽ giảm lượng sữa tiết ra.
  • Khi sữa được hút ra bình các bà mẹ phải bảo quản đúng cách và mỗi lần cho bé bú thì phải hâm sữa lại.
  • Phải vệ sinh máy hút sữa.
  • Phải bỏ ra một khoản chi phí để mua máy.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp cho các bà mẹ có cho mình lời giải đáp cho câu hỏi dùng máy hút sữa có tốt không? Ngoài ra các bà mẹ nên cân nhắc và lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để giúp cho các bé có đầy đủ sữa.

Cảm ơn các mẹ đã quan tâm và theo dõi chúng tôi!

Cách xử lý khi trẻ bị sặc

Tre Bi Sac

Cho trẻ ăn là một trong những hoạt động giúp gắn kết tình cảm đơn giản nhất mà mẹ nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, trong quá trình đó có những sự cố xảy ra làm mẹ lúng túng, không biết giải quyết cách nào. Dưới đây là những chia sẻ mà Hibaby đã tìm hiểu kỹ càng để giúp mẹ đối phó với một trong những tình huống xảy ra khi cho trẻ ăn. Đó là cách xử lý khi trẻ bị sặc. Mẹ hãy ghi nhớ để có thể đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của con yêu.

  1. Cách phòng ngừa trẻ bị sặc cháo, sữa:

– Khi cho trẻ bú, mẹ nên bồng trẻ trong tư thế đầu và vai cao hơn chân. Nếu trẻ bị ọc sữa sau bú, hãy nhanh chóng nghiêng đầu trẻ về một bên để sữa không lọt vào đường thở gây sặc và khó thở.

– Không nên cho trẻ ăn uống khi nằm hoặc khi ngủ.

– Không cho trẻ cười đùa, chạy nhảy trong khi ăn.

– Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ.

– Không la mắng, ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.

– Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi, sao cho trẻ nhai nuốt dễ dàng.

– Lấy hết các hạt trong các loại trái cây trước khi cho trẻ ăn

– Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, nhất là các loại cá, tôm, cua… Trước khi đem chế biến phải xay nhuyễn thật nhỏ, sau đó dùng vải lọc kỹ càng phần thịt, xương và vỏ.

– Trẻ vừa ăn xong phải cho uống nước để trôi, tuyệt đối không đặt con nằm ngửa ngay sau khi ăn.

  1. Cách sơ cứu trẻ bị sặc

tre-bi-sac

– Khi trẻ bị sặc sữa nhưng còn hồng hào, khóc được, cố gắng giữ trẻ yên, tốt nhất là ở tư thế ngồi thở. Nếu trẻ nhỏ, mẹ bồng giữ yên, không can thiệp và đưa trẻ đến bệnh viện.

– Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc hoặc có thể ngưng thở, cần nhanh chóng gọi cấp cứu và trong khi chờ cấp cứu thực hiện thao tác “vỗ lưng ấn ngực”:

– Trường hợp trẻ đã lớn và vẫn còn tỉnh khi bị sặc, mẹ đứng hoặc quỳ ngay phía sau, vòng hai tay ngang trước người trẻ, đặt một nắm tay ngay vùng thượng vị, bàn tay còn lại đặt chồng lên, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau, thực hiện 5 lần.

– Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái mê man, hãy đặt trẻ nằm ngửa, quỳ gối cạnh trẻ, đặt hai bàn tay lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng về phía đầu trẻ trong khoảng 5 lần.

– Mẹ hãy kiểm tra, nếu thấy dị vật được tống lên và dễ dàng lấy ra thì móc ra nhẹ nhàng, tránh trường hợp không thấy rõ vẫn đưa tay vào móc dị vật sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, gây tắt đường thở nghiêm trọng.

– Trường hợp thực hiện nhiều lần các thủ thuật sơ cứu, vẫn thấy trẻ ngừng thở, cần đặt trẻ ngửa đầu, nâng cằm và hà hơi thổi ngạt, ấn tim lồng ngực trong thời gian chờ đội cấp cứu đến hỗ trợ

Trên đây là một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt là những trường hợp nguy cấp như con bị sặc. Với những cách trên, Hibaby hy vọng có thể giúp mẹ nắm rõ các bước xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho con yêu.

 

Một số lưu ý ở thóp trẻ sơ sinh

Thop

Thóp của trẻ sơ sinh nằm ở đâu? Thóp mềm hay cứng và có chức năng gì? Thóp sẽ đóng khi nào? Đó là một số câu hỏi mà các mẹ thường quan tâm tìm hiểu để có thể bảo đảm an toàn cho con yêu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Dưới đây, Hibaby xin chia sẻ với các mẹ về một số lưu ý ở thóp của trẻ sơ sinh để các mẹ có thể dựa vào đó chăm sóc tốt nhất cho con yêu của mình.

Thóp đầu là gì?

Trên đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Thóp đầu của trẻ có đến 2 phần: thóp trước và thóp sau. Thóp trước thường có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thời điểm đóng thóp

Thời điểm đóng thóp của 2 thóp trước và sau không giống nhau.

Thóp sau thường khép lại rất sớm, gần như sau khi trẻ chào đời. Trễ nhất khoảng 4 tháng sẽ đóng thóp hoàn toàn.

Thóp trước cần một khoảng thời gian dài hơn để đóng lại bởi nó phải trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trung bình, trẻ thường cần 14 tháng để đóng thóp hoàn toàn.

Chức năng của thóp

Thóp đầu có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của trẻ khỏi những tác động bên ngoài. Thóp đầu đóng vai trò làm một khoảng hở để não được đàn hồi trong quá trình được sinh ra theo ngã âm đạo. Còn khi trẻ đã lọt lòng, thóp lại là một cái đệm tối ưu trong việc bảo vệ trẻ khỏi những chấn động bên ngoài khi bị ngã.

Kích thước của thóp

Thóp đầu của trẻ gần giống một hình bình hành với kích thước từ 0,5 x 0,5cm tới 3 x 3cm. Sự chênh lệch về kích thước thóp đầu ở các trẻ khác nhau vì nhiểu yếu tố. Có thể do di truyển, do kích thước đầu của bé lớn hoặc nhỏ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong suốt quá trình mang thai cũng quyết định kích thước thóp đầu của trẻ.

thop

Tình trạng sức khỏe thể hiện qua thóp

Trẻ bình thường, thóp bằng phẳng. Khi quan sát sẽ thấy thóp phập phồng theo nhịp tim của trẻ. Khi sờ nhẹ đỉnh đầu, mẹ có thể cảm nhận phần da mềm, hơi lõm xuống.

Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Thóp trước phồng lên đầy đặn khác thường. Đây là dấu hiệu bất ổn về áp lực nội sọ, gây nên một số bệnh nguy hiểm như viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp. Nếu thóp trẻ phồng lên khi khóc thì mẹ không cần quá lo lắng, hãy đợi trẻ bình tĩnh, vui chơi trở lại và quan sát lại thóp của trẻ.
  • Thóp trước lõm sâu. Trẻ có thể bị thiếu nước hoặc tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng.
    Dấu hiệu cần cảnh giác
  • Thóp đóng sớm: cản trở sự phát triển đại não và trí tuệ của trẻ. Một số nguyên do: bẩm sinh, mẹ bị phơi nhiễm tia x-quang trong thời gian dài, não hoặc xương đầu của trẻ cốt hóa sớm, một số trường hợp viêm não khiến đại não của trẻ ngừng phát triển.
  • Thóp đóng muộn: nếu quá thời gian mà thóp trẻ vẫn chưa đóng lại hoặc có dấu hiệu tiếp tục mở rộng, có thể vì trẻ gặp phải một trong các nguyên nhân sau: chức năng của tuyến giáp trạng kém, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc nguy hiểm hơn là não to bất thường.

Trên đây là một số dấu hiệu ở thóp của trẻ sơ sinh mà mẹ cần lưu ý để có thể quan sát, theo dõi và chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

Những thực phẩm không nên nấu chung với nhau

Hc

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực phẩm là một trong những ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Bên cạnh đó, để việc ăn dặm trở thành một trong những khoảng thời gian ý nghĩa, thú vị thì các mẹ phải biết cách chế biến thích hợp với khẩu vị của con mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Có một số thực phẩm không nên nấu chung với nhau mà các mẹ nên biết để con yêu có bữa ăn ngon mà sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu.

Thịt và đậu nành

Hai loại thực phẩm này đều có hàm lượng đạm khá cao. Nếu kết hợp hai loại này với nhau sẽ dẫn đến tình trạng bé bị dư thừa đạm, hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ bị ảnh hưởng, cụ thể nhất là trẻ có thể bị tiêu chảy.

Thịt lợn và thịt bò

Tuy không mang lại tác hại cho sức khỏe, nhưng nếu nấu kết hợp hai loại thịt này với nhau thì hàm lượng dinh dưỡng của chúng sẽ mất đi do thịt bò có tính ôn, thịt lợn lại có tính hàn.

Thịt bò và lươn

Đây là 2 loại thực phẩm kỵ nhau bởi lượng đạm có trong mỗi loại đều rất cao. Nếu kết hợp với nhau, hàm lượng đạm cung cấp cho cơ thể trẻ sẽ vượt quá mức cần thiết, khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa.

Thịt bò và hải sản

Tương tự như việc kết hợp thịt bò và thịt heo, nếu kết hợp thịt bò với hải sản thì việc hấp thu các chất sẽ giảm. Cụ thể là lượng canxi trong hải sản không được hấp thụ trọn vẹn và lượng photpho trong thịt bò cũng mất đi đáng kể.

Đậu phụ và lá hẹ

Nếu mẹ có ý định kết hợp 2 thực phẩm này với nhau thì nên xem xét lại những tác hại của nó. Bởi lượng canxi trong đậu khi kếp hợp với axit oxalic có trong lá hẹ sẽ tạo thành chất kết tủa canxi oxalate, cản trở việc hấp thu canxi và dẫn đến bệnh còi xương cho con yêu.

Khoai lang hoặc khoai tây và cà chua

hc

Hai loại củ này nếu được nấu chung với cà chua sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho con yêu. Mẹ nên cân nhắc khi lên thực đơn cho bé.

Chuối và sữa

Cả hai đều là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu kết hợp chúng với nhau lại không hoàn toàn tốt cho con yêu. Bởi việc kết hợp này sẽ khiến con yêu bị đầy bụng, chướng hơi và khó tiêu.

Cà rốt và củ cải

Một số mẹ thường nấu chung hai loại này với nhau để ngọt nước, kích thích trẻ ăn ngon. Nhưng sự kết hợp này hoàn toàn không nên vì hàm lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị phá hủy bởi các enzym có trong cà rốt. Do đó, bé không thể hấp thụ vitamin C được.

Khoai lang, cải bó xôi, họ nhà đậu và tôm

Cải bó xôi, các loại đậu và khoai lang chứa rất nhiều axit phytic, làm giảm khả năng hấp thu canxi trong tôm. Đồng thời, sự kết hợp này còn dễ khiến trẻ bị khó tiêu, đau bụng.

Óc lợn và trứng gà

Hai loại thực phẩm này rất giàu đạm và cholesterol. Việc dư thừa đạm và tăng lượng cholesterol trong máu trẻ là điều khó tránh khỏi khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

Cam hoặc chanh và sữa

Lượng protein trong sữa sẽ bị giảm đi vì lượng axit AHA có trong cam, chanh. Mặt khác, việc kết hợp này sẽ gây nên hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ bị tiêu chảy.

Sữa và socola

Đây là 2 thực phẩm được nhiều trẻ rất ưa thích. Nhưng việc kết hợp chúng với nhau lại không hề tốt cho trẻ bởi protein trong sữa và axit oxalic trong socola sẽ tạo nên canxi oxalate gây bệnh tiêu chảy và làm trẻ bị khô tóc.

Như vậy, mẹ hoản toàn có thể chế biến cho con yêu những bữa ăn chất lượng, tăng cường sức khỏe, chỉ cần lưu ý những thực phẩm không nên nấu chung với nhau mà Hibaby đã chia sẻ ở trên. Chúc các mẹ có những bữa ăn tuyệt vời cùng với trẻ.

Làm gì khi trẻ bị hăm?

Hamda

“Hăm” là tình trạng rất dễ xảy ra khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ khi bị hăm, cũng như không biết cách để phòng tránh tình trạng đó cho con yêu. Hibaby xin chia sẻ ngay sau đây một số vấn đề liên quan để giúp mẹ biết nên làm gì khi trẻ bị hăm để trẻ có thể vui chơi thoải mái mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu.

  1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm

Hăm_ nói đơn giản là tình trạng viêm da tại các nếp gấp. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm là do nhiệt độ, độ ẩm của cơ thể trẻ, thiếu sự lưu thông không khí hay do ma sát gây ra.

Hăm có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể trẻ:

  • Hăm tã xuất hiện ở vùng mông, bẹn và vùng kín của trẻ.
  • Hăm tại các nếp gấp cổ, chân, tay.

Trẻ thường bị hăm nhiều hơn vào mùa hè vì nhiều lý do: trẻ không được vệ sinh vùng kín thường xuyên trong khi bỉm tã được mặc suốt ngày, bỉm tã không đạt chất lượng, mẹ thoa phấn rôm cho trẻ quá dày, trẻ nằm nhiều, ít hoạt động.

hamda

  1. Cách khắc phục trẻ bị hăm

Mẹ cần thường xuyên quan sát những nếp gấp da và những vùng da thường bị bịt kín của trẻ như vùng mông, bẹn để sớm phát hiện ra tình trạng hăm. Mẹ càng phát hiện sớm thì việc khắc phục càng dễ dàng hơn. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà mẹ hoàn toàn có thể làm được.

  • Chọn loại bỉm tã phù hợp với con yêu.
  • Mẹ cần thường xuyên chú ý thay bỉm tả cho con càng sớm càng tốt sau khi trẻ đi vệ sinh, không nên để quá lâu dễ gây nên tình trạng ngứa ngáy, hăm, thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
  • Sau khi mở bỉm tã và lau cho con bằng giấy mềm hoặc giấy ướt, mẹ có thể dùng một chiếc khăn mỏng vắt nước ấm lau lại lần nữa thật nhẹ nhàng rồi để da trẻ khô tự nhiên trước khi mặc bỉm tã mới.
  • Hạn chế mặc bỉm tã cho trẻ vào ban ngày. Những lúc không cần thiết, mẹ có thể mặc một chiếc quần mỏng để trẻ được thoải mái vận động. Khi trẻ trên 6 tháng, mẹ nên tập dần cho trẻ thói quen đi vệ sinh khi được xi. Cần hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt và hầm nóng do đóng bỉm tã.
  • Khi trẻ đã bị hăm, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem trị hăm cho trẻ. Lưu ý, nên dùng tay sạch để lấy thuốc, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cả một tuýp thuốc.

Với các lưu ý trên đây, mẹ đã biết nên làm gì khi trẻ bị hăm. Để con yêu có thể thoải mái, thoáng mát và không ngứa ngáy, viêm nhiễm, mẹ hãy nhớ thực hiện theo những lời khuyên trên mẹ nhé.

Thức ăn dặm cho trẻ

Andam

Bạn lần đầu có con và vẫn đang loay hoay tìm thực đơn khi con yêu sắp đến tuổi ăn dặm? Bạn có chắc đã nắm vững cách thức chế biến cũng như những loại thực phẩm phù hợp cho con yêu? Có những loại thực phẩm không tốt nhưng cũng có những loại cần có trong thức ăn dặm cho trẻ. Mẹ nên chú ý kỹ để có thể cho con yêu những bữa ăn chất lượng, nhiều chất dinh dưỡng mẹ nhé.

  1. Trứng

Trẻ được 6 tháng tuổi đã có thể ăn trứng. Tuy nhiên, mẹ nên cho con yêu bắt đầu với lòng đỏ. Lòng đỏ trứng rất tốt trong việc phát triển trí não của bé bởi nó gồm rất nhiều chất dinh dưỡng như cholin, vitamin B12, protein,…. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt. Mẹ không nên cho trẻ ăn thường xuyên mà chỉ nên cho trẻ ăn từ 1 đến 2 lòng đỏ trong 1 tuần là hợp lý.

  1. Sữa chua

Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Sau 6 tháng, mẹ có thể cho bé bổ sung thêm sữa chua vì hàm lượng canxi trong loại thực phẩm này khá lớn, giúp con yêu phát triển chiều cao. Mặt khác, sữa chua còn giúp tạo men rất hiệu quả, tốt cho hệ tiêu hoá của con yêu.

andam

  1. Khoai lang

Đây cũng là một món hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Trẻ khi bắt đầu ăn dặm thường rất dễ bị táo bón do thay đổi thức ăn. Khoai lang có thể giúp con yêu của bạn dễ dàng đi tiêu hơn. Bên cạnh đó, khoai lang chứa nhiều beta caroten, canxy, folic và sắt rất tốt cho trẻ. Nó còn có vị ngọt tự nhiên khiến trẻ thích thú và dễ ăn hơn so với các loại rau khác.

  1. Bông cải xanh

Khi lên thực đơn cho con yêu, mẹ chớ quên bông cải xanh nhé. Được đánh giá mà một loại thực phẩm giá trị bởi lượng chất xơ,  folate, canxi và vitamin C, bông cải xanh thật sự rất tốt cho sự phát triển của con yêu. Mẹ có thể hấp hoặc luộc thật mềm bông cải xanh để con yêu tự cầm nắm và cho vào miệng ăn.

  1. Chuối

Đây là loại thực phẩm luôn được cả người lớn và trẻ em ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng củ nó cũng như hương vị ngon ngọt, mềm, dễ ăn. Chuối cực kỳ tốt cho con yêu của bạn bởi mỗi trái chuối chứa rất nhiều kali, magie, vitamin B6,…., nó giúp bổ sung một mức năng lượng đáng kể cho cơ thể.

Một số loại cá rất tốt cho sự phát triển của con yêu, đặc biệt là hàm lượng Omega 3 tốt cho trí não của trẻ. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn của con yêu một số loại cá thích hợp. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý đến các loại cá có tính thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ thì không nên cho trẻ ăn để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

Với 6 loại thực phẩm trên, mẹ có thể thay đổi, chế biến linh hoạt để cho con yêu có được những thức ăn dặm phù hợp để trẻ vừa ăn ngon miệng, vừa phát triển đúng chuẩn từng ngày. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý đến một số loại thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh để có thể bảo đảm sức khỏe cho con yêu mẹ nhé.

Thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh

Tphamduoi1tuoi

Trẻ dưới 1 tuổi thường chưa phát triển toàn diện về các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp và tiêu hóa. Do đó, có một số thực phẩm và một số loại nước mà mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc uống, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Để bảo đảm an toàn, mẹ nên tránh dùng một số thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh dưới  đây.

tphamduoi1tuoi

  1. Mật ong

Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu cấm dùng cho trẻ sơ sinh. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi còn rất kém, chưa thể tiêu hóa được một số vi khuẩn có hại, tồn tại trong mật ong. Tuy mật ong được đánh giá là một nguồn dinh dưỡng rất tốt, có thể chữa các bệnh thông thường cho trẻ em nhưng nó lại khá nóng, không thích hợp cho trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây nên những hậu quả không đáng có.

  1. Thực phẩm nhiều muối

Phải có lý do thì muối mới được nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên cho vào thức ăn của trẻ sơ sinh. Các món ăn dành cho trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên cho một ít nước mắm loại dành cho trẻ, không thêm hạt nêm. Món ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của trẻ cũng như tránh tình trạng trẻ quen ăn mặn sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến tim và cả huyết áp khi lớn lên.

  1. Mỳ chính (vị tinh, bột ngọt)

Đây là một loại gia vị cần có khi nêm nếm thức ăn cho gia đình vì nó thường làm thức ăn đằm vị hơn, tạo nên sự thơm ngon cho bữa ăn. Tuy nhiên, nó lại không tốt cho sức khỏe nếu lạm dụng. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại càng tuyệt đối không được thêm loại gia vị này vào các món ăn.

  1. Sữa tươi, sữa bò

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi hay sữa bò. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn còn rất yếu, chưa đủ khả năng để hấp thu lượng đạm rất cao có trong loại sữa này. Khi lượng đạm được nạp vào quá nhiều mà cơ thể không thể chuyển hóa dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.

  1. Lòng trắng trứng

Mẹ có thể cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng đỏ trứng, nhưng lòng trắng thì không nên. Bởi lòng trắng trứng rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng còn dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Các mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn lòng đỏ, tuy tốt nhưng vẫn phải được nấu chín kỹ, tránh chế biến kiểu lòng đào sẽ không tốt.

  1. Các loại hải sản nhiều thuỷ ngân

Một số loại hải sản không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi như: cua, ốc, cá ngừ, cá nục,….. Khi trẻ ăn những loại hải sản nà sẽ bị tích lũy độc tố trong người. Mẹ có thể bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn của con yêu khi bé đã đủ lớn, hệ tiêu hóa hoàn chỉnh hơn, đủ khả năng đào thải một số chất không tốt cho cơ thể ra bên ngoài.

  1. Không cho trẻ ăn các loại quả có hạt

Trẻ dưới 1 tuổi thường chưa có khả năng để lừa hạt ra khỏi miệng khi ăn. Thậm chí, trẻ còn không biết nên nhả bỏ hạt ra ngoài. Do đó, mẹ luôn nhớ phải tách bỏ hạt ra khỏi trái cây rồi hãy đút cho trẻ, tránh gây hóc và ảnh hưởng không tốt đến vấn đề hô hấp của con yêu.

Mẹ hãy thuộc nằm lòng những thực phẩm không tốt cho trẻ sơ sinh đã được Hibaby chia sẻ ở trên để tránh dùng cho con yêu, bảo đảm con yêu luôn được mạnh khỏe mẹ nhé!

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0