Một số lưu ý ở thóp trẻ sơ sinh

Thóp của trẻ sơ sinh nằm ở đâu? Thóp mềm hay cứng và có chức năng gì? Thóp sẽ đóng khi nào? Đó là một số câu hỏi mà các mẹ thường quan tâm tìm hiểu để có thể bảo đảm an toàn cho con yêu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Dưới đây, Hibaby xin chia sẻ với các mẹ về một số lưu ý ở thóp của trẻ sơ sinh để các mẹ có thể dựa vào đó chăm sóc tốt nhất cho con yêu của mình.

Thóp đầu là gì?

Trên đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Thóp đầu của trẻ có đến 2 phần: thóp trước và thóp sau. Thóp trước thường có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Thời điểm đóng thóp

Thời điểm đóng thóp của 2 thóp trước và sau không giống nhau.

Thóp sau thường khép lại rất sớm, gần như sau khi trẻ chào đời. Trễ nhất khoảng 4 tháng sẽ đóng thóp hoàn toàn.

Thóp trước cần một khoảng thời gian dài hơn để đóng lại bởi nó phải trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trung bình, trẻ thường cần 14 tháng để đóng thóp hoàn toàn.

Chức năng của thóp

Thóp đầu có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là bảo vệ cho não bộ của trẻ khỏi những tác động bên ngoài. Thóp đầu đóng vai trò làm một khoảng hở để não được đàn hồi trong quá trình được sinh ra theo ngã âm đạo. Còn khi trẻ đã lọt lòng, thóp lại là một cái đệm tối ưu trong việc bảo vệ trẻ khỏi những chấn động bên ngoài khi bị ngã.

Kích thước của thóp

Thóp đầu của trẻ gần giống một hình bình hành với kích thước từ 0,5 x 0,5cm tới 3 x 3cm. Sự chênh lệch về kích thước thóp đầu ở các trẻ khác nhau vì nhiểu yếu tố. Có thể do di truyển, do kích thước đầu của bé lớn hoặc nhỏ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong suốt quá trình mang thai cũng quyết định kích thước thóp đầu của trẻ.

thop

Tình trạng sức khỏe thể hiện qua thóp

Trẻ bình thường, thóp bằng phẳng. Khi quan sát sẽ thấy thóp phập phồng theo nhịp tim của trẻ. Khi sờ nhẹ đỉnh đầu, mẹ có thể cảm nhận phần da mềm, hơi lõm xuống.

Mẹ nên cho trẻ đi khám nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Thóp trước phồng lên đầy đặn khác thường. Đây là dấu hiệu bất ổn về áp lực nội sọ, gây nên một số bệnh nguy hiểm như viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp. Nếu thóp trẻ phồng lên khi khóc thì mẹ không cần quá lo lắng, hãy đợi trẻ bình tĩnh, vui chơi trở lại và quan sát lại thóp của trẻ.
  • Thóp trước lõm sâu. Trẻ có thể bị thiếu nước hoặc tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng.
    Dấu hiệu cần cảnh giác
  • Thóp đóng sớm: cản trở sự phát triển đại não và trí tuệ của trẻ. Một số nguyên do: bẩm sinh, mẹ bị phơi nhiễm tia x-quang trong thời gian dài, não hoặc xương đầu của trẻ cốt hóa sớm, một số trường hợp viêm não khiến đại não của trẻ ngừng phát triển.
  • Thóp đóng muộn: nếu quá thời gian mà thóp trẻ vẫn chưa đóng lại hoặc có dấu hiệu tiếp tục mở rộng, có thể vì trẻ gặp phải một trong các nguyên nhân sau: chức năng của tuyến giáp trạng kém, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc nguy hiểm hơn là não to bất thường.

Trên đây là một số dấu hiệu ở thóp của trẻ sơ sinh mà mẹ cần lưu ý để có thể quan sát, theo dõi và chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0