Cách xử lý khi trẻ bị sặc

Cho trẻ ăn là một trong những hoạt động giúp gắn kết tình cảm đơn giản nhất mà mẹ nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, trong quá trình đó có những sự cố xảy ra làm mẹ lúng túng, không biết giải quyết cách nào. Dưới đây là những chia sẻ mà Hibaby đã tìm hiểu kỹ càng để giúp mẹ đối phó với một trong những tình huống xảy ra khi cho trẻ ăn. Đó là cách xử lý khi trẻ bị sặc. Mẹ hãy ghi nhớ để có thể đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của con yêu.

  1. Cách phòng ngừa trẻ bị sặc cháo, sữa:

– Khi cho trẻ bú, mẹ nên bồng trẻ trong tư thế đầu và vai cao hơn chân. Nếu trẻ bị ọc sữa sau bú, hãy nhanh chóng nghiêng đầu trẻ về một bên để sữa không lọt vào đường thở gây sặc và khó thở.

– Không nên cho trẻ ăn uống khi nằm hoặc khi ngủ.

– Không cho trẻ cười đùa, chạy nhảy trong khi ăn.

– Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ.

– Không la mắng, ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.

– Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi, sao cho trẻ nhai nuốt dễ dàng.

– Lấy hết các hạt trong các loại trái cây trước khi cho trẻ ăn

– Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, nhất là các loại cá, tôm, cua… Trước khi đem chế biến phải xay nhuyễn thật nhỏ, sau đó dùng vải lọc kỹ càng phần thịt, xương và vỏ.

– Trẻ vừa ăn xong phải cho uống nước để trôi, tuyệt đối không đặt con nằm ngửa ngay sau khi ăn.

  1. Cách sơ cứu trẻ bị sặc

tre-bi-sac

– Khi trẻ bị sặc sữa nhưng còn hồng hào, khóc được, cố gắng giữ trẻ yên, tốt nhất là ở tư thế ngồi thở. Nếu trẻ nhỏ, mẹ bồng giữ yên, không can thiệp và đưa trẻ đến bệnh viện.

– Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc hoặc có thể ngưng thở, cần nhanh chóng gọi cấp cứu và trong khi chờ cấp cứu thực hiện thao tác “vỗ lưng ấn ngực”:

– Trường hợp trẻ đã lớn và vẫn còn tỉnh khi bị sặc, mẹ đứng hoặc quỳ ngay phía sau, vòng hai tay ngang trước người trẻ, đặt một nắm tay ngay vùng thượng vị, bàn tay còn lại đặt chồng lên, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau, thực hiện 5 lần.

– Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái mê man, hãy đặt trẻ nằm ngửa, quỳ gối cạnh trẻ, đặt hai bàn tay lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng về phía đầu trẻ trong khoảng 5 lần.

– Mẹ hãy kiểm tra, nếu thấy dị vật được tống lên và dễ dàng lấy ra thì móc ra nhẹ nhàng, tránh trường hợp không thấy rõ vẫn đưa tay vào móc dị vật sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, gây tắt đường thở nghiêm trọng.

– Trường hợp thực hiện nhiều lần các thủ thuật sơ cứu, vẫn thấy trẻ ngừng thở, cần đặt trẻ ngửa đầu, nâng cằm và hà hơi thổi ngạt, ấn tim lồng ngực trong thời gian chờ đội cấp cứu đến hỗ trợ

Trên đây là một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt là những trường hợp nguy cấp như con bị sặc. Với những cách trên, Hibaby hy vọng có thể giúp mẹ nắm rõ các bước xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho con yêu.

 

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0