Nguy hại khi sử dụng máy hút sữa cũ

Nguy Hai Khi Su Dung May Hut Sua Cu 2

Máy hút sữa cũ, thanh lý,…giá chỉ bằng một nửa của máy hút sữa mới chính hãng. Vì vậy mà nhiều mẹ đổ xô đi mua các loại máy này để về sử dụng mà không hề quan tâm đến những mối nguy hại tiềm ẩn khi dùng máy cũ.

Có một số mẹ cẩn thận hơn, khi mua máy hút sữa cũ về có tiệt trùng một số phụ kiện cần thiết và cho rằng nó đã sạch khuẩn. Nhưng quan niệm này là sai. Với những thông tin mà chúng tôi mang lại dưới đây, các mẹ sẽ thấy được nguy hại tiềm ẩn bên trong khi sử dụng máy hút sữa cũ. Từ đó có những quyết định có nên sử dụng máy hút sữa cũ hay không.

Những nguy hại khi sử dụng máy hút sữa cũ:

Máy hút sữa cũ sau đã được tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ, thay mới phụ kiện,….vẫn không an toàn. Vì khi sử dụng máy hút sữa cá nhân, các phân tử sữa của mẹ đã sử dụng trước sẽ xâm nhập vào các bộ phận tạo lực hay màng lọc và sẽ bị giữ lại bám vào máy.

Nếu mẹ mua lại máy cũ này, quá trình hút sữa sẽ tác động lực hút, các phân tử sữa của mẹ trước sẽ bị đẩy vào sữa của mẹ sau, nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm rất cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

 

nguy-hai-khi-su-dung-may-hut-sua-cu-1

Nghiêm trọng hơn đó là: Việc dùng chung máy hút sữa giữa các bà mẹ hay sử dụng máy hút sữa cũ sẽ mang đến nguy cơ lây bệnh cho bé, nếu máy không được vệ sinh và tiệt trùng đúng cách.

Mặc khác, các phân tử gây bệnh không nhìn thấy được bằng mắt thường nên các mẹ không được thờ ơ, chủ quan để rồi chính mình rước bệnh về cho con của mình.

Có nên sử dụng máy hút sữa cũ không?

Máy hút sữa cũ chứa nhiều mối nguy hại tiềm ẩn, vậy có nên sử dụng máy cũ không? Câu hỏi này được rất nhiều mẹ quan tâm.

Thực chất, câu hỏi này không có câu trả lời thống nhất. Theo các nhà sản xuất cũng như các chuyên gia y tế: Máy hút sữa là thiết bị được khuyến cáo không dùng chung. Vì nếu dùng chung, cả mẹ lẫn con đều có nguy cơ lây bệnh từ người mẹ đã dùng trước đó. Do đó, các mẹ không nên sử dụng máy hút sữa cũ.

nguy-hai-khi-su-dung-may-hut-sua-cu

Nhưng các máy hút sữa chính hãng trên thị trường hiện nay: Unimom, Medela, Avent, Spectra,…đều có giá cao. Nếu các mẹ không đủ tiền để “tậu” một máy mới thì đành phải mua máy cũ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải lưu ý:

+ Chọn máy hút sữa cũ cũng phải chọn máy từ các thương hiệu uy tín.

+ Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên mua hàng nhập khẩu từ Mỹ, Thụy Sĩ, Hàn Quốc,…không nên mua máy trôi nổi ngoài chợ.

+ Thay mới một số phụ kiện cần thiết: bình trữ sữa, van, dây dẫn sữa, phễu,…

+ Yêu cầu nơi bán cho máy hoạt động thử và kiểm tra tất cả các bộ phận.

+ Khi mua, bạn nên nhờ người thân, những người có hiểu biết để tư vấn và kiểm tra.

+ Mẹ nên tìm hiểu một số thông tin trên mạng internet về máy hút sữa.

+ Tiệt trùng sạch sẽ các phụ kiện máy hút sữa, dù là phụ kiện nhỏ nhất.

Để an toàn và không phải lo lắng khi sử dụng máy hút sữa, các mẹ hãy cố gắng chọn mua máy hút sữa mới, chính hãng, tốt nhất nhé!

 

Những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa các mẹ không nên bỏ qua

Nhung Luu Y Khi Su Dung May Hut Sua Cac Me Khong Nen Bo Qua 1

Máy hút sữa đã là thiết bị không còn xa lạ gì đối với các mẹ, đặc biệt là những bà mẹ trẻ hiện nay. Nhờ có thiết bị này mà các mẹ xử lý các tình huống: tắc sữa giai đoạn đầu, kích thích sữa nhanh về, thông tắc sữa,…một cách dễ dàng. Đặc biệt hơn là có nguồn sữa mẹ dồi dào cho con bú.

Tuy nhiên, cơ thể mẹ sau sinh cũng như cơ thể và sức khỏe của trẻ khá nhạy cảm. Do đó, các mẹ cần phải sử dụng máy hút sữa một cách an toàn và tuân thủ những nguyên tắc của nó. Những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ xua tan đi những lo lắng trong lần đầu làm mẹ và cũng là lần đầu sử dụng máy hút sữa.

Những lưu ý khi sử dụng máy hút sữa:

Muốn sử dụng máy hút sữa an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và con, các mẹ cần lưu ý:

+ Nguyên tắc bất di bất dịch trước khi sử dụng một thiết bị nào chứ không riêng gì máy hút sữa, đó là: Bạn phải đọc trước hướng dẫn sử dụng trước khi cho máy hoạt động trên cơ thể mẹ.

nhung-luu-y-khi-su-dung-may-hut-sua-cac-me-khong-nen-bo-qua
Đọc trước hướng dẫn trước khi sử dụng máy hút sữa trên cơ thể mẹ.

+ Có 2 loại máy hút sữa là máy điện và máy hút bằng tay. Dựa vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng mà bạn chọn loại máy phù hợp để sử dụng, miễn sao cho tiện với mình.

+ Khi hút sữa, mẹ nên ngồi tư thế thoải mái nhất, ngồi thư giãn với những gì mình thích như: đọc truyện, lướt face, đọc báo, nghe nhạc,…

+ Trước khi hút sữa 20 phút, mẹ nên uống một cốc sữa nóng. Sau đó rửa sạch tay và sát trùng các dụng cụ sử dụng trong quá trình hút sữa.

+ Dùng khăn nóng chườm quanh bầu ngực, mỗi bên khoảng 2 phút để kích thích tuyến sữa hiệu quả hơn.

+ Khi hút sữa, núm vú phải nằm ở giữa tâm của ống phễu. Do đó, nếu chiếc phễu mà mẹ đang dùng có kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ, không vừa với núm vú thì cần phải liên hệ với nơi bán máy hút sữa để đổi lại chiếc phễu khác.

nhung-luu-y-khi-su-dung-may-hut-sua-cac-me-khong-nen-bo-qua-2
Sử dụng phễu có kích cỡ phù hợp với núm vú, phễu không quá to cũng không quá nhỏ.

+ Bạn cần làm ẩm phễu trước khi sử dụng và để phễu khít chặt với núm vú hơn.

+ Mẹ nên sử dụng máy hút sữa đôi để hút 2 ngực cùng lúc, rút gọn thời gian. Nếu sử dụng máy hút đơn, mẹ phải đổi bên liên tục trong khi hút sữa.

Quy trình sử dụng máy hút sữa:

Khi sử dụng máy hút sữa, các mẹ cần phải tuân theo quy trình cũng như nguyên tắc sau:

  • Dùng máy hút sữa đơn: Hút từng bên, sau 7 phút thì đổi bên lần 1; sau 5 phút thì đổi bên lần 2; sau 3 – 4 phút thì đổi bên lần 3 và cứ thế luân chuyển 2 bên bầu ngực.
  • Dùng máy hút sữa đôi: Hút đều 2 bên khoảng 15 – 20 phút. Nếu bé vẫn bú ti mẹ thì có thể hút thêm 10 phút sau khi bé bú.
  • Kích sữa: Nếu mẹ muốn kích sữa cho nhiều thì 2 – 3h hút 1 lần. Nếu là máy đơn thì mỗi lần hút 30 phút, nếu là máy đôi thì mỗi lần hút 15 – 20 phút.

Đây là quy trình hút sữa được các chuyên gia khuyên thực hiện. Nếu mẹ muốn tốt cho cả mẹ và bé thì đừng quên áp dụng theo những lưu ý và quy trình khi sử dụng máy hút sữa trên đây nhé.

Mẹ phải làm gì khi con lười ăn?

Me Phai Lam Gi Khi Con Luoi An

Con lười ăn không những khiến con chậm lớn, còi xương mà còn làm chậm phát triển trí não của trẻ. Bất kể cha mẹ nào gặp trường hợp như vậy cũng lo lắng, lúng túng không biết làm thế nào để con chăm ăn trở lại.

Cứ mỗi lần con biếng ăn như vậy, cha lại dỗ, mẹ lại đút, con thì khóc thét lên,…nhưng kết quả vẫn không vẫn không chịu ăn. Cảnh tượng này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều gia đình. Vậy bí quyết nào để con siêng ăn và vui chơi bình thường? Các ông bố, bà mẹ, đặc biệt là các mẹ phải nắm thật rõ những điều dưới đây.

Nguyên nhân thường khiến con bạn biếng ăn:

Những nguyên nhân khiến bé biếng ăn, một phần xuất phát từ cha mẹ, một phần là do sức khỏe của bé và một số yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

  • Trẻ biếng ăn do ăn vặt nhiều. Nhiều cha mẹ cưng chiều con quá nên thường cho con ăn vặt.
  • Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
  • Khẩu phần ăn thay đổi, bé chưa thích nghi được.
me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-3
Đừng ép trẻ ăn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
  • Biếng ăn do tâm lý, cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ nên thường bắt ép trẻ ăn.
  • Trẻ lười ăn do bệnh lý và do thuốc.
  • Tâm lý của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, thường thì khiến trẻ biếng ăn.

Mẹ nên làm gì để trẻ thèm ăn trở lại?

Khi con đã biếng ăn, dù cha mẹ có ép đến thế nào thì trẻ cũng không ăn, đôi khi còn gây ra những phản ứng ngược lại như: làm trẻ sợ, tác động tâm lý trẻ,…Do đó, các bậc cha mẹ đừng quá vội vàng mà làm hỏng chuyện; mà hãy thử áp dụng những cách làm có khoa học dưới đây để trẻ thèm ăn trở lại nhé.

Cải thiện vị giác cho trẻ để tăng cảm giác ngon miệng khi bé ăn:

Mẹ có thể cải thiện vị giác cho trẻ, kích thích cảm giác thèm ăn bằng cách bổ sung những dưỡng chất cho bé như: Kẽm, Vitamin B, Lysine. Những dưỡng chất này thường có trong sữa và các loại rau củ quả. Ngoài ra, hương vị và việc trang trí của món ăn cũng kích thích bé ăn. Chắc chắn bé sẽ rất hứng thú với những món ăn bắt mắt, sinh động, đậm hương vị.

me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-1
Cải thiện vị giác cho trẻ bằng cách bổ sung những dưỡng chất khác cho bé.

Cho bé ăn khi đói:

Đây là cách xử lý thông minh nhất. Các mẹ thường gần gũi và theo dõi con vui chơi từng giờ, nhờ đó sẽ biết được khi nào con đói. Khi đói, dạ dày của bé sẽ tiết ra nhiều enzym, kích thích cảm giác thèm ăn mạnh ở trẻ. Do đó, ngay lập tức khi đói bé sẽ ăn cho đến khi no. Mẹ lưu ý đừng ép bé ăn nhiều quá sẽ làm bé nôn ra ngoài.

Tập cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học:

Thói quen ăn uống khoa học không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp con “nói không” với triệu chứng biếng ăn. Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, chia làm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trước khi cho ăn bữa phụ, đừng để bé ăn vặt sẽ làm bé biếng ăn.

me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-2
Tập cho bé thói quen ăn uống có khoa học ngay từ thuở đầu.

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn:

Đứa con không những là sợi dây gắn kết giữa vợ chồng mà còn là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình sát lại gần nhau hơn. Khi bé ăn, không những ba mẹ mà những người thân khác cũng có thể làm hề cho bé, tạo không khí vui vẻ để giúp bé chăm ăn và ăn ngon miệng hơn. Người thân có thể vỗ tay, động viên, một lời khen nào đó dành cho trẻ sẽ khiến trẻ phấn chấn hơn. Tuyệt đối đừng đem tâm trạng riêng của mình vào bữa ăn của trẻ.

Hạn chế những thực phẩm ngọt bé ăn trong ngày:

Hạn chế cho bé ăn vặt, đặc biệt là những thức ăn ngọt để bé không lười ăn. Nếu trước bữa ăn, mẹ cho bé ăn những thức ăn ngọt này, chắc chắn bé sẽ bỏ bữa.

Để con tập trung khi ăn:

Ngay từ đầu, bố mẹ nên tập cho con nề nếp ăn uống để sau này chăm con được nhàn hơn. Tốt nhất nên cho bé ăn trong một môi trường ổn định và phù hợp. Nếu bé phải ăn trong môi trường ồn ào, xung quanh có nhiều đồ chơi hay một chương trình tivi làm bé thích thú thì khó có thể hoàn thành bữa ăn.

Đã là mẹ, ai cũng thấu hiểu nỗi lo lắng khi bé lười ăn. Chính vì vậy các mẹ đừng ngại ngùng mà hãy thử áp dụng những cách trên để kích thích bé ăn nhé. Biết đâu sẽ có hiệu quả tức thì!

 

Những mẹo hay giúp người dùng tránh mua máy hút sữa đểu

Nhung Meo Hay Giup Nguoi Dung Tranh Mua May Hut Sua Deu

Mọi sản phẩm trên thị trường hiện nay, từ những thiết bị điện tử công nghệ cao đến các hàng gia dụng,…đều có thể giả mạo. Máy hút sữa cũng không ngoại lệ. Nếu không cẩn thận, những ông bố, bà mẹ rất dễ mua phải máy hút sữa đểu, giả, kém chất lượng.

Việc mua phải và sử dụng máy hút sữa đểu – giả vô cùng nguy hại đối với bà mẹ và trẻ nhỏ. Nhưng làm thế nào để giúp người dùng tránh mua máy hút sữa đểu? Thật khó phải không nào! Chính vì vậy, những bà mẹ, cũng có thể là những ông bố hoặc người thân lân cận phải nắm rõ những mẹo hay dưới đây để không mua phải máy hút sữa dỏm nhé.

Dấu hiệu phân biệt đâu là máy hút sữa thật – giả:

Máy hút sữa thật và giả về cơ bản rất giống nhau; nếu không cẩn thận, người mua rất dễ mua phải máy hút sữa giả, đểu, kém chất lượng. Một vài dấu hiệu nhận biết dưới đây sẽ giúp các ông bố, bà mẹ mua nhầm phải máy hút sữa đểu:

– Hộp sản phẩm:  Bắt mắt thường, người mua có thể quan sát tỉ mỉ trên hộp sản phẩm.

nhung-meo-hay-giup-nguoi-dung-tranh-mua-may-hut-sua-deu-2
Máy hút sữa thật luôn có hộp vừa vặn, trên hộp có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, thông số,…

+ Máy hút sữa thật: Trên vỏ hộp máy hút sữa thật sẽ ghi rõ các thông số của máy, nơi sản xuất một cách rõ ràng, không mờ nhạt.

+ Máy hút sữa giả: Vỏ hộp không có thông tin đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Nhiều sản phẩm thậm chí không có hộp hoặc “lấy râu ông nọ cắm cằm người kia”.

– Các phụ kiện kèm theo:

+ Hàng thật: Phụ kiện kèm theo đầy đủ, các phụ kiện đều chính hãng nên chắc chắn, chất lượng và an toàn. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận chất lượng sản phẩm bằng mắt và bằng tay.

+ Hàng giả: Phụ kiện không đầy đủ, kém chất lượng, dễ vỡ.

– Trên thân sản phẩm:

+ Hàng thật: Có tem chống giả, những kí hiệu rõ ràng, bắt mắt, không mờ nhạt.

+ Hàng giả: Không có tem chống giả. Nếu có thì tem đó cũng là tem giả, các kí hiệu mờ nhạt, dễ tẩy xóa.

nhung-meo-hay-giup-nguoi-dung-tranh-mua-may-hut-sua-deu-1
Những kí hiệu trên máy hút sữa thật luôn rõ ràng, không mờ nhạt.

– Túi chứa động cơ sản phẩm (đặc biệt đối với máy hút sữa Medela):

+ Máy thật: Các sản phẩm chính hãng, hàng thật đều được đựng trong những túi chứa phù hợp với nó. Thông thường, các túi chưa thường được làm bằng những loại vải, chất liệu cao cao, thoáng khí.

+ Máy giả: Các túi chứa hàng giả có thể có thiết kế giống với túi chứa máy hút sữa thật. Tuy nhiên chất liệu làm túi có thể khác nhau, người mua nên quan sát tỉ mỉ.

– Chế độ bảo hành:

+ Hàng thật: Các máy hút sữa thật luôn có phiếu bảo hành kèm theo và chính sách bảo hành rõ ràng.

+ Hàng giả: Không được bảo hành cũng không có phiếu kèm theo.

– Giấy chứng nhận của nhà sản xuất:

+ Máy hút sữa thật: Luôn có giấy chứng nhận an toàn của nhà sản xuất và giấy hướng dẫn sử dụng.

+ Máy hút sữa đểu: Không có giấy chứng nhận.

– Giá thành:

+ Hàng thật: Máy hút sữa thật có giá thành cao hơn do được đầu tư sản xuất từ công nghệ hiện đại và chi phí vận chuyển.

+ Hàng giả: Máy hút sữa đểu có giá thấp hơn để thu hút nhiều người mua hàng.

Hãy nắm rõ những mẹo hay trên đây để không mua phải máy hút sữa đểu, giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay các mẹ nhé!

Trị mồ hôi trộm cho trẻ cực hiệu quả với 5 món ăn đơn giản

Tri Mo Hoi Trom Cho Tre Cuc Hieu Qua Voi 5 Mon An Don Gian

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng khiến không ít mẹ lo lắng đến mất ngủ. Hơn nữa, bé yêu cũng không thấy thoải mái.

Do vậy, để chữa dứt điểm triệu chứng đổ mồ hôi trộm này, các mẹ hãy áp dụng ngay phương thuốc chữa bệnh bằng 5 món ăn đơn giản. Thêm vào đó, 5 món ăn này còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe của trẻ nữa đấy các mẹ. Dưới đây là công thức chế biến 5 món ăn cực đơn giản này:

Cháo hến nấu rễ hẹ:

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: 100g thịt hến, 1 nắm gạo tẻ, 50g rễ hẹ.

Cách chế biến như sau:

+ Bước 1: Rửa sạch hến rồi đem xào với hành mỡ để giảm mùi tanh.

+ Bước 2: Cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi cháo nhừ thì cho hến vào.

+ Bước 3: Rễ hẹ đem rửa sạch, giã nhỏ lấy nước. Sau đó lấy phần nước đổ vào nồi cháo. Đun thêm khoảng 2 – 3  tiếng thì tắt bếp và cho bé ăn nóng. Đảm bảo sẽ trị mồ hôi trộm rất hiệu quả đấy!

tri-mo-hoi-trom-cho-tre-cuc-hieu-qua-voi-5-mon-an-don-gian-1

Cháo cá quả:

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá quả 1 con, gạo nếp 1 nắm, gạo tẻ 1 nắm, cà rốt 1 củ nhỏ.

+ Sơ chế: Cá quả đem làm sạch rồi hấp cách thủy, rút phần xương cá, lấy phần thịt. Cà rốt thái hạt lựu. Giã nhuyễn phần xương cá lấy nước.

tri-mo-hoi-trom-cho-tre-cuc-hieu-qua-voi-5-mon-an-don-gian-2

+ Chế biến: Xào thịt cá với cà rốt thái sẵn. Sau đó lấy nước xương cá cho vào nồi, cho thêm gạo vào, đổ nước vừa phải và nấu thành cháo. Khi cháo nở khoảng 1/2 thì cho phần thịt cá đã xào trước đó vào và tiếp tục ninh nhừ.

Cháo gốc hẹ nấu thịt heo:

Chuẩn bị: 30g gốc hẹ, 50g bột gạo, 50g thịt heo xay nhuyễn

Cách làm: Đầu tiên, bạn cần chọn gốc hẹ phần thân sát củ, rửa sạch và xay nhuyễn để lọc lấy khoảng 200ml nước đặc. Tiếp tục cho bột gạo vào nước gốc hẹ, đảo đều tay hỗn hợp này. Sau đó đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho thịt heo vào. Mẹ nêm gia vị cho vừa miệng và hợp với khẩu vị của bé. 

tri-mo-hoi-trom-cho-tre-cuc-hieu-qua-voi-5-mon-an-don-gian-4

Canh rau ngót:

Chuẩn bị: 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục.


tri-mo-hoi-trom-cho-tre-cuc-hieu-qua-voi-5-mon-an-don-gian-5

Cách làm: 

+ Đầu tiên, bạn cần phải khử mùi tanh của quả bầu dục bằng cách rửa chúng với muối và rượu trắng.

+ Thái mỏng bầu dục. Sau đó phi thơm hành tỏi và trút bầu dục vào xào chín sơ.

+ Bầu đất đem gọt vỏ, bỏ ruột và thái miếng nhỏ. Rau ngót rửa sạch để ráo nước. Nếu muốn rau ngót mềm hơn, bạn có thể vò sơ rau.

+ Trút nước vào bầu dục và nấu sôi nước, cho rau ngót và bầu đất vào đun cùng. Đun hỗ hợp canh này cho đến kh sôi và nêm gia vị sao cho vừa miệng. Đun thêm khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp.

Cháo nếp cẩm:

Nếp cẩm không những tốt cho người lớn, người già, người bệnh mà còn rất tốt cho trẻ, giúp trẻ hết chứng mồ hôi trộm một cách triệt để. Hơn nữa, nếp cẩm còn là một loại thức ăn dặm rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cách nấu cháo nếp cẩm cũng rất đơn giản. Mẹ đem gạo nếp cẩm xay nhuyễn để tủ lạnh dùng dần cho trẻ. Mỗi lần nấu cháo trắng, mẹ cho thêm 1 thìa cafe bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám vào và nấu chung. 

Nếu bé yêu của bạn ra mồ hôi trộm, mẹ đừng vội lo lắng mà hãy nấu ngay những món ăn đơn giản này để trị dứt điểm mồ hôi trộm và cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ nhé.

Cẩm nang chăm con tốt nhất cho các bậc cha mẹ

Cam Nang Cham Con Tot Nhat Cho Cac Bac Cha

Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh là những thiên thần bé nhỏ cần được chăm sóc một cách chu toàn nhất. Vì cơ thể bé lúc này rất yếu, sức đề kháng kém lại vô cùng nhạy cảm nên các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh.

Do đó, các bậc cha mẹ cần phải nắm được những bí quyết nuôi và chăm con có khoa học để con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần nhé. Dưới đây là cẩm nang chăm con tốt nhất, các bậc cha mẹ nên biết:

1. Lưỡi trắng:

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể là do ít được vệ sinh, nhưng cũng có thể là do bé bị nhiễm nấm ở lưỡi và những nơi khác trong khoang miệng. Mẹ nên phân biệt rõ hai dạng bợn trắng để có cách xử lý thích hợp nhất.

– Lưỡi trắng do không được vệ sinh thường xuyên: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý hay Borate hay Denicol.

cam-nang-cham-con-tot-nhat-cho-cac-bac-cha-5
Lưỡi bé trắng có thể là do không được vệ sinh thường xuyên nhưng cũng có thể do bị nấm.

– Do bé bị nấm miệng: Rơ lưỡi bằng thuốc kháng sinh nấm. Ngoài ra, các mẹ cũng cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ để đảm bảo an toàn.

2. Chảy nước mắt sống, đau mắt:

+ Nếu trẻ bị chảy nước mắt sống từ khi mới sinh do lệ đạo bị tắc bẩm sinh thì chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý hay kết hợp nhỏ nước muối sinh lý và day ấn lệ đạo. Nhưng nếu bệnh lý không được khắc phục thì bác sĩ sẽ tiến hành bơm rửa và thông lệ đạo cho trẻ.

+ Mắt có ghèn xanh: nhỏ Tobrex hay Neocin. Các mẹ nên chờ trẻ ngủ hãy nhỏ, vì nhỏ thuốc lúc thức sẽ làm trẻ khóc bù lu bù loa thuốc theo nước mắt chảy ra ngoài.

3. Chàm sữa, khô da mặt do lạnh:

Bôi thử các loại giữ ẩm như Cetaphil hay Atopiclair hay Dexeryl hay Eucerin hay Sudocrem… Nếu không bớt bôi loại có chứa Corticoide liều thấp như Eumovate. Bôi Eumovate, nếu bớt thì giảm liều và chuyển sang các loại giữ ẩm. Đa số trẻ sẽ hết dần sau 6 tháng.

mach-me-cach-cham-con-cuc-nhan-khong-quay-khoc-1

4. Phân trẻ nhỏ

– Đi hoa cà hoa cải: Coi lại thức ăn mẹ, cái gì mua ngoài đừng ăn,trái cây lạ đừng ăn, mẹ nên uống trà gừng, con nít thì đi lẹt sẹt.
– Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi cầu ra máu: Có thể do nhiễm trùng đường ruột, có thể do dị ứng đạm trong sữa hoặc do bé nuốt máu từ ngực mẹ. Nếu bị 2 lần liên tiếp thì mẹ nên đi khám cho bé.

5. Nhiều ngày không đi cầu mà phân mềm:

Nếu trẻ chậm đi cầu thì chỉ cần xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Trẻ lớn nếu phân cứng ngắc là táo bón thì uống thuốc mềm phân, uống đủ nước và kết hợp ăn sữa chua.

cam-nang-cham-con-tot-nhat-cho-cac-bac-cha-1

6. Ho, xổ mũi:

– Nhỏ mũi nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân, coi lại phòng có hầm hoặc có lạnh không.
– Đàm nhiều thì bú nhiều, uống đủ nước để đàm loãng ra và tiêu đi. Uống thuốc long đàm nên có chỉ định của bác sĩ vì tự uống lòng đàm có thể làm ho thêm.

7. Trẻ bệnh hoài:

Các mẹ cần chăm sóc cho bé yêu bằng cách: chích ngừa cúm, cho bé ngủ đủ, bú đủ, uống đủ nước, ăn đủ, sinh hoạt tránh nóng quá hoặc lạnh quá, không uống nước đá. Nếu có đi nhà trẻ thì về đến nhà nhỏ mũi và thay quần áo ngay.

8. Hạch sau tai:

Hạch sau tai không đau, không to nhanh thì kệ. Hạch này có thể nổi hồi nào không hay, có thể mới sốt hay cảm xong nổi, lớn sẽ hết.

9. Tự nhiên phát hiện hạch nách trái hay vùng hỏm đòn trái:

– Các mẹ không cần lo lắng, đó là triệu chứng do sau chích ngừa lao thôi. Hạch mềm nhiều thì rạch, cứng thì không cần làm gì theo dõi thôi, không cần uống thuốc gì cả.

cam-nang-cham-con-tot-nhat-cho-cac-bac-cha-me-3
– Mưng mủ và tạo sẹo sau chích ngừa lao ở vai trái là dấu hiệu tốt, thường 1-5 tháng mới có, chỉ cần rửa nhẹ nhàng thôi.

10. Rốn không sạch:

Các mẹ hãy rửa sát chân rốn, rửa bằng cồn 70 độ, bôi Betadin hay Milian, không bớt thì đưa trẻ đi khám. Nếu rốn rỉ máu kéo dài nên khám xem có thiếu vitamin K không.

11. Vàng da do ăn nhiều cà rốt bí đỏ:

Tự nhiên phát hiện vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh mũi ở trẻ, nếu nhìn nghiêng thì sẽ thấy rõ hơn: Đây là hiện tượng bình thường do ăn nhiều cà rốt, bí đỏ, đu đủ, ngưng vài tháng sẽ hết.

12. Vàng da ở trẻ nhỏ:

– Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da ngày càng tăng nhất là vàng tới ngực: nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay.
– Nếu trên 15 ngày tuổi thì không lo gì, bú tốt lên cân thì thường 3 tháng sẽ hết dần.

13. Mọc răng:

Trẻ chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái. Trẻ thường mọc răng trong giai đoạn từ 6-9-11 tháng, nhiều trẻ hơn 12 tháng mới mọc. Chỉ cần bé duy trì bú tốt, cân tốt, ăn dặm tốt là được.

14. Tự nhiên bé tiêu chảy:

Thường là do thức ăn nên mẹ cần phải coi lại thức ăn của cả 2 mẹ con. Nếu triệu chứng tiêu chảy không có máu thì không quá lo, chủ yếu là đừng để trẻ mất nước. Lúc này, mẹ chỉ cần cho bé bú nhiều, uống đủ nước. Thường tiêu chảy cũng 3-5-7 ngày mới hết. Nếu tiêu chảy nhiều hơn, kéo dài ngày thì mẹ nên cho bé uống Oresol và nhờ bác sĩ can thiệp.

cam-nang-cham-con-tot-nhat-cho-cac-bac-cha-me-7

15. Trẻ nhỏ có những nốt trắng trên nướu:

Đó chỉ là nanh sữa. Mẹ không nên cậy nốt này. Nó sẽ tự hết, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và bú.

16. Bé cần uống thêm bao nhiêu nước:

– Sữa là nước rồi: trẻ dưới 6 tháng không cần uống thêm nước. Nếu nghi thiếu nước thì cứ cho bé bú mẹ, nếu bú bình thì cứ tiếp tục bú bình.
– Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa từ 100 ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.
– Trẻ nhỏ uống nước, mát miệng nên sẽ không chịu uống sữa; uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa.
– Trẻ lớn nữa thì ưu tiên uống sữa ít nhất 500ml, uống thêm nước tùy theo cân nặng.
– Trẻ sau 3 tuổi trở lên cần chú ý cho bé uống đủ nước.

Các mẹ bỉm sữa chăm con nên bỏ túi cẩm nang này nhé. Đừng quên chia sẻ những khó khăn trong việc chăm con của các mẹ với Hibaby shop, để chúng tôi giúp bạn giải tỏa đi những căng thẳng và chăm con tốt nhất nhé!

Lần đầu làm mẹ dễ mắc phải 4 điều ngớ ngẩn này

Lan Dau Lam Me De Mac Phai 4 Dieu Ngo Ngan Nay 1

Lần đầu làm mẹ, việc mắc phải những sai lầm, những suy nghĩ “ngốc xít” là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn không thể trách các mẹ, vì đó là lần đầu tiên trong đời, các bà mẹ trẻ mới đối diện với việc sinh và nuôi con.

Để giúp các chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ không đi lại vết xe đổ của các bà mẹ trước, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 điều ngớ ngẩn nhất. Qua đó, các bà mẹ trẻ nên tránh nhé!

Mua quá nhiều vật dụng:

Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn bạn đã rất hoang mang, không biết nên sắm sửa gì cho bé là đủ để khi con chào đời, con sẽ có những ngày tháng tốt đẹp nhất. Như bao bà mẹ khác lần đầu làm mẹ, chắc hẳn bạn đã chuẩn bị rất nhiều thứ. Nào là: xe đẩy, ghế ru ngủ, một cái vòng xoay treo trên cũi, một cái nệm, một cái nôi, khăn giấy loại ấm, một cái chai giữ ấm, một ngàn cái tã và các túi ngủ, và còn cả một cặp quần skinny cho bé loại 0-3 tháng. Nhưng thật sự bé yêu của bạn không cần nhiều đến vậy….

lan-dau-lam-me-de-mac-phai-4-dieu-ngo-ngan-nay
Lần đầu làm mẹ: chỉ nên sắm những vật dụng thật sự cần thiết trước.

Không phải bé nào cũng thích ghế ngủ và cái vòng xoay lúc lắc trên đầu nó. Có những bé không ưa khăn giấy ấm, quần jean skinny vì chúng không thoải mái cho bé vặn vẹo và chúng cứ tuột ra mãi.

Một điều quan trọng mà bạn cần quan tâm là một nơi an toàn để đặt bé xuống đã là quá đủ. Các tiện ích thời thượng kia là thừa. Khi bé lớn lên một tí và mẹ thấy bé thật sự cần cái này cái kia thì lúc đó bạn mua sắm cũng chưa muộn. Vì các cửa hàng mẹ và bé luôn sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi.

Do đó, kinh nghiệm cho thấy rằng: Các mẹ chỉ nên mua những vật dụng thật sự cần thiết trước cho bé. Không nên mua quá nhiều, dẫn đến thừa thãi.

Phải sinh thường bằng mọi giá:

Nhiều mẹ đã quá cứng nhắc trong việc sinh thường hay sinh mổ. Có nhiều mẹ ngay từ lúc mới mang bầu đã sớm xác định là: sinh thường chứ không sinh mổ. Nhưng các mẹ không hề biết rằng: sinh thường hay mổ không do các mẹ quyết định mà dựa vào sức khỏe, khả năng và cơ địa của từng mẹ,…Các mẹ đừng quá cứng nhắc, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất cho cuộc sinh nở của mình.

Có một bà mẹ đã từng chia sẻ với tôi rằng: Bản thân chưa bao giờ có một kế hoạch là sẽ sinh như thế nào nhưng có một điều bất di bất dịch trong đầu là: nhất định sẽ sinh thường chứ không sinh mổ. Nhưng sau 16 tiếng trong phòng đẻ, bác sĩ bảo cần tiến hành mổ ngay. Cô ấy bị bơm đầy thuốc vào người, toàn thân đã kiệt sức và trí óc thì hoàn toàn rối loạn. Đây là tình huống tồi tệ nhất trong đời cô ấy. Nếu ngày đó cô ấy không quá bảo thủ thì đã không đau đớn đến vậy.

lan-dau-lam-me-de-mac-phai-4-dieu-ngo-ngan-nay-2
Hãy để bác sĩ tư vấn bạn về sinh thường hay sinh mổ để phù hợp với sức khỏe của bạn.

các mẹ cần nhớ rằng: Mục đích cuối cùng của chúng ta là sinh con ra khỏe mạnh chứ không nhất thiết là sinh mổ hay sinh thường. Ý kiến tư vấn của bác sĩ lúc này về phương pháp sinh hợp lý là lựa chọn đúng đắn nhất.

Ngại từ chối những người tới thăm:

Các bà mẹ sau sinh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và chăm lo cho bé yêu vừa chào đời vẫn đang còn rất yếu. Hơn nữa, việc chăm con sau sinh sẽ khiến người phụ nữ trở nên bù xù, rối bời nên việc có mặt của nhiều người lúc này sẽ khiến các mẹ ngượng ngùng, khó chịu, không thoải mái.

Tuy nhiên việc có người này người nọ đến thăm là điều không thể tránh khỏi. Thay vì từ chối thẳng thừng, bạn hãy khôn khéo xử lý bằng những câu nói như: “Em cảm ơn, nếu anh/chị đến được vào khoảng 12h-2h vào thứ 5 thì tốt quá”,…

Nóng lòng lấy lại vóc dáng:

Các mẹ đừng quá nóng lòng lấy lại vóc dáng sau sinh vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, kéo theo đó là nhiều hệ lụy khác đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Tốt hơn hết, các mẹ hãy cứ từ tốn thôi, còn nếu thực sự muốn nhanh chóng trở lại nhịp sống sau sinh thì trước đó bạn nên có một sự chuẩn bị thật tốt!

Đừng đi lại vết xe đổ trên các mẹ nhé!

 

 

Nuôi con bằng sữa mẹ: giải pháp nào khi bé không chịu bú

Nuoi Con Bang Sua Me Giai Phap Nao Khi Be Khong Chiu Bu 1

Là mẹ, ai mà chẳng đau lòng khi thấy con mình không chịu bú mặc dù chưa được cai sữa. 1 ngày, bạn chỉ mới lo lắng, nhưng 2 ngày, 3 ngày,…chắc chắn bạn sẽ đứng ngồi không yên, đêm đêm mất ngủ.

Vậy tại sao bé lại không chịu bú sữa mẹ? Phải chăng đây là dấu hiệu bé muốn báo cho bạn biết rằng: bé đang gặp một khó khăn hay một bất ổn nào đó cần mẹ can thiệp. Và đương nhiên, với thiên chức là một người mẹ, bạn sẽ đi tìm giải pháp hựu hiệu nhất cho bé.

Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của bạn không chịu bú:

Với kinh nghiệm của bà mẹ đã qua 2 lần bỉm sữa cùng với sự tư vấn của các chuyên gia bà mẹ bà trẻ em, mẹ Vân sẽ chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể khiến bé yêu của bạn không bú sữa mẹ:

nuoi-con-bang-sua-me-giai-phap-nao-khi-be-khong-chiu-bu-2
Có nhiều nguyên nhân khiến bé yêu không chịu bú sữa mẹ.
  • Bé mọc răng nên bị đau miệng, nhiệt miệng hoặc bị tưa lưỡi.
  • Nhiễm trùng tai gây khó chịu hoặc đau khi bú.
  • Mẹ ít sữa hoặc tiết sữa chậm cũng làm bé không muốn bú.
  • Mẹ bất ngờ thay đổi thời gian hoặc thói quen cho bú cũng làm “cục cưng” của bạn không chịu bú.
  • Bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi gây khó thở khi bú, dẫn đến lười bú.
  • Bé đang mọc răng và bé cắn bạn, phản xạ tự nhiên của mẹ khiến bé giật mình, từ đó sợ bú.
  • Có sự thay đổi mùi vị trong sữa do vitamin, thuốc hoặc thay đổi hormone (trong kỳ kinh hoặc đang mang thai…).

Ảnh hưởng từ việc bé không chịu bú:

Việc bé không bú sữa mẹ có ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo nên sự khó chịu cho cả 2 mẹ con.

+ Mẹ thì lo lắng cho con, thêm vào đó là tình trạng cương sữa do con mấy ngày liền không bú khiến mẹ đau và không thoải mái.

+ Con không bú sữa mẹ dù là 1 ngày hay nhiều nhiều ngày cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lúc này, các mẹ cần duy trì sinh hoạt của bé như bình thường, quan tâm, ôm ấp bé nhiều hơn.

nuoi-con-bang-sua-me-giai-phap-nao-khi-be-khong-chiu-bu
Mẹ nên làm gì khi bé yêu không chịu bú sữa mẹ.

Mẹ nên làm gì khi bé không chịu bú?

Khoảng thời gian bé ngừng bú mẹ có thể kéo dài từ hai đến năm ngày, thậm chí lâu hơn. Trong những ngày này, các mẹ cần khuyến khích bé bú. Đồng thời, cứ vài giờ bạn phải dùng máy hút sữa hoặc nặn sữa bằng tay để duy trì nguồn sữa, ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa hoặc căng tức sữa. Cách làm này còn giúp dự trữ và cung cấp cho bé lượng sữa cần thiết. Thay vì bú trực tiếp ti mẹ, bạn có thể cho bé uống sữa bằng muỗng, bình sữa, ca tập uống, dụng cụ nhỏ hoặc xi lanh bơm thức ăn.

Dưới đây là một số bí quyết giúp các bé bú mẹ trở lại:

  • Cho bé bú khi bé thật buồn ngủ vì có một số bé không chịu bú khi thức, nhưng lại bú khi buồn ngủ.
  • Gặp bác sĩ để tư vấn, chữa trị, loại bỏ các bệnh lý như: nhiễm trùng tai hoặc tưa lưỡi,…
  • Bạn đừng ngại ngùng thay đổi tư thế cho bú để bé cảm thấy thoải mái hơn, biết đâu sẽ có hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể vừa cho bú vừa di chuyển, đu đưa hoặc đi lòng vòng.
  • Cho bú ở một nơi có ít yếu tố gây phân tâm, không có âm thanh của radio hay tivi.

Hy vọng những thông tin tư vấn trên đây sẽ giúp các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tốt nhất và có giải pháp hợp lý khi bé yêu nhà bạn không chịu bú mẹ!

Phòng chống nguy cơ đột quỵ vì ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Phong Chong Nguy Co Dot Quy Vi Ngat Mui Cho Tre So Sinh 3

Đã có quá nhiều trường hợp đau lòng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đột quỵ vì ngạt mũi, nếu mẹ vẫn không tìm cách phòng tránh điều này, con có thể gặp nhiều nguy hiểm.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi cho trẻ nhỏ. Có thể do virus, cũng có thể do sự thay đổi nhiệt độ môi trường khiến bé chưa thích nghi được. Tuy nhiên, với bất cứ nguyên nhân nào, triệu chứng cũng sẽ là dịch đờm đặc tiết ra thường xuyên ở mũi, khiến trẻ khó thở. Lúc này, trẻ phải thở bằng đường miệng, dẫn đến việc khô miệng, mất nước, viêm họng, và tệ hơn là viêm phổi. Bệnh từ đó sẽ có nhiều biến chứng khó cứu chữa hơn rất nhiều. Chính vì vậy khi phát hiện ra việc con bị ngạt mũi, ngay lập tức mẹ nên làm những điều sau:

  • Vỗ về bé: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và sợ hãi khi thấy mình không thể thở được. Việc này kích thích bé khóc quấy, điều đó sẽ làm bé mất sức và ngạt thở nhiều hơn. Bạn nên quan tâm ở bên vỗ lưng, ôm ấp, tiếp xúc da thịt cho bé an tâm.
  • Giữ ấm cho trẻ: Kể cả là mùa hè, bạn vẫn phải giữ ấm đầy đủ cho các vị trí tay – chân – bụng – ngực – cổ của bé, tránh trường hợp bệnh trầm trọng thêm.
  • Hút dịch đờm trong mũi: Các dụng cụ hút dịch đờm được bán ở rất nhiều hiệu thuốc, vì vậy bạn hãy mua để sẵn trong nhà và sử dụng ngay khi bé gặp tình trạng ngạt mũi. Lưu ý: Phải hút dịch đờm trước rồi mới bắt đầu sử dụng các phương pháp làm loãng dịch đờm khác.

  • Áp dụng các phương pháp làm loãng dịch đờm cho trẻ, bao gồm:

+ Sử dụng các loại tinh dầu để xông mũi hoặc làm ấm các bộ phận cơ thể như: Tinh dầu tràm, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Bạn có thể bôi vào lòng bàn chân, lòng bàn tay, cổ – ngực, hoặc cho bé hít liên lục vào mũi.

+ Nhỏ nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể làm loãng dịch đờm, khiến bé dễ thở hơn. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng, chỉ nhỏ vài giọt/lần, thời gian nhỏ nên giãn cách, nếu không bé sẽ rất khó chịu.

+ Xông hơi mũi: Biện pháp xông hơi có thể áp dụng trước lúc ngủ. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước, không nên cho bé xông hơi với nước nhiệt độ quá cao, vì làn da trẻ nhạy cảm. Trong quá trình xông hơi, có thể kết hợp nhỏ thêm vài giọt tinh dầu giúp bé an thần, dễ thở.

  • Chống mất trước cho trẻ: Đây là việc quan trọng mẹ nên lưu ý. Như đã nói ở trên, bé có xu hướng thở bằng đường miệng, gây khô miệng và mất nước. Vì vậy, mẹ phải cấp nước liên tục cho trẻ, đặc biệt là về đêm. Hãy thường xuyên cho bé bú và uống nước ban đêm, đồng thời kiểm tra tình trạng hô hấp của con liên tục, để tránh những điều bất thường có thể xảy ra.

Tính mạng của con phụ thuộc vào sự hiểu biết của mẹ! Chính vì thế, mẹ hãy tìm hiểu đầy đủ kiến thức về cách cho bú, cách phòng bệnh – chữa bệnh cho con, để bé luôn được khỏe mạnh.

 

Làm gì khi phát hiện con bị lé mắt

Lam Gi Khi Phat Hien Con Bi Le Mat

Ngoài việc chăm bẵm ăn uống và đề kháng của trẻ, cha mẹ luôn phải chú ý để phát hiện các dị tật về mắt và chữa thật sớm cho con.

Phương pháp phát hiện con bị lé mắt

Các thông tin hướng dẫn ngừa lé mắt ở trẻ đã xuất hiện rất nhiều, tuy nhiên chúng ta không thể hoàn toàn phòng tránh được điều này. Cha mẹ luôn phải theo sát con cái và áp dụng các phương pháp “test” để phát hiện ra các dị tật về mắt ở con. Cụ thể, với bệnh lé mắt, hiếng mắt, lác mắt, nên áp dụng những phương pháp sau:

  • Nhìn thẳng vào mắt bé ở vị trí đối diện để xác định điểm nhìn và hướng di chuyển của tròng đen/tròng trắng.
  • Che một mắt bé và quan sát hướng di chuyển của mắt còn lại để xem tròng mắt có linh hoạt hay không.
  • Nếu bé nhìn ánh mặt trời hay ánh sáng mạnh mà chỉ che hay nhíu một bên mắt, chứng tỏ mắt còn lại đang gặp vấn đề.
  • Bé hoàn toàn không thể xếp thẳng hàng dọc hai vật có hình dạng dài.
  • Cho bé nhìn vào một vật xem hướng mắt của bé có bị lệch hay không.

Những hoạt động kiểm tra này phải thực hiện thường xuyên, vì giai đoạn phát triển và định hình của mắt bé từ lúc sơ sinh đến tận khi 6 tuổi. Chính vì thế trong quãng thời gian này, mắt bé sẽ có nhiều thay đổi.

Làm gì khi phát hiện con bị lé mắt, lác mắt

80% các bậc phụ huynh nghĩ rằng con khi lớn sẽ hết tật mắt lác, 10% còn lại nghĩ rằng sẽ chữa cho bé khi lớn, còn 10% khác không phát hiện hoặc nghĩ rằng đây không phải là bệnh ảnh hưởng sức khỏe, để vậy cũng được, không cần chữa.

Tuy nhiên bạn nên lưu ý, mắt lé là hiện tượng một bên mắt “lười”, không di chuyển và hoạt động. Chính vì thế, nếu không chữa, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến con dễ bị nhược thị, hoặc mất chức năng nhìn ở một bên mắt do lâu ngày không hoạt động.

Vậy nên, khi phát hiện con có dấu hiệu con bị lé mắt, lác mắt, cha mẹ cần làm là:

  • Điều chỉnh ngay hướng ánh sáng và các đồ vật màu sắc trong phòng. Hạn chế việc ánh sáng một phía hoặc tập trung quá nhiều đồ vật màu sắc cùng một chỗ.
  • Đưa bé đi khám ở bệnh viện mắt, thực hiện ngay phẫu thuật nếu bé không bị dị ứng thuốc gây tê và đã trên 22 tháng.
  • Tập cho mắt còn lại của bé hoạt động bằng việc che bên mắt bình thường, bắt bé quan sát đồ vật và thực hiện một vài trò chơi ghép hình bằng bên mắt còn lại.
  • Cho bé chơi các trò chơi mang tính tập trung cao như rubic, xếp các khối màu để hai mắt có thể cùng cử động linh hoạt.

Đừng ngại bé còn nhỏ hay chi phí để chữa tật mắt lé quá cao. Trên thực tế, con bị lé mắt sẽ làm bé lớn lên tự ti, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tính cách của trẻ. Tốt hơn hết, bạn nên chữa sớm, vì tỉ lệ thành công khi trẻ dưới 3 tuổi là 98%, nhưng trên 3 tuổi, tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 62%.

 

Giỏ hàng4
Máy Hút Sữa Mẹ Bằng điện đơn Không Có Bpa
-
+
Phu Kien Hut Sua Don Ardo 6
-
+
Bình Trữ Sữa Mẹ Bộ 3 Bình Unimom Um880045 Hàn Quốc
-
+
Tạm tính
4,650,000
Tổng
4,650,000
Tiếp tục mua sắm
4