Mẹ phải làm gì khi con lười ăn?

Con lười ăn không những khiến con chậm lớn, còi xương mà còn làm chậm phát triển trí não của trẻ. Bất kể cha mẹ nào gặp trường hợp như vậy cũng lo lắng, lúng túng không biết làm thế nào để con chăm ăn trở lại.

Cứ mỗi lần con biếng ăn như vậy, cha lại dỗ, mẹ lại đút, con thì khóc thét lên,…nhưng kết quả vẫn không vẫn không chịu ăn. Cảnh tượng này cứ lặp đi lặp lại trong nhiều gia đình. Vậy bí quyết nào để con siêng ăn và vui chơi bình thường? Các ông bố, bà mẹ, đặc biệt là các mẹ phải nắm thật rõ những điều dưới đây.

Nguyên nhân thường khiến con bạn biếng ăn:

Những nguyên nhân khiến bé biếng ăn, một phần xuất phát từ cha mẹ, một phần là do sức khỏe của bé và một số yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể:

  • Trẻ biếng ăn do ăn vặt nhiều. Nhiều cha mẹ cưng chiều con quá nên thường cho con ăn vặt.
  • Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
  • Khẩu phần ăn thay đổi, bé chưa thích nghi được.
me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-3
Đừng ép trẻ ăn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
  • Biếng ăn do tâm lý, cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ nên thường bắt ép trẻ ăn.
  • Trẻ lười ăn do bệnh lý và do thuốc.
  • Tâm lý của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, thường thì khiến trẻ biếng ăn.

Mẹ nên làm gì để trẻ thèm ăn trở lại?

Khi con đã biếng ăn, dù cha mẹ có ép đến thế nào thì trẻ cũng không ăn, đôi khi còn gây ra những phản ứng ngược lại như: làm trẻ sợ, tác động tâm lý trẻ,…Do đó, các bậc cha mẹ đừng quá vội vàng mà làm hỏng chuyện; mà hãy thử áp dụng những cách làm có khoa học dưới đây để trẻ thèm ăn trở lại nhé.

Cải thiện vị giác cho trẻ để tăng cảm giác ngon miệng khi bé ăn:

Mẹ có thể cải thiện vị giác cho trẻ, kích thích cảm giác thèm ăn bằng cách bổ sung những dưỡng chất cho bé như: Kẽm, Vitamin B, Lysine. Những dưỡng chất này thường có trong sữa và các loại rau củ quả. Ngoài ra, hương vị và việc trang trí của món ăn cũng kích thích bé ăn. Chắc chắn bé sẽ rất hứng thú với những món ăn bắt mắt, sinh động, đậm hương vị.

me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-1
Cải thiện vị giác cho trẻ bằng cách bổ sung những dưỡng chất khác cho bé.

Cho bé ăn khi đói:

Đây là cách xử lý thông minh nhất. Các mẹ thường gần gũi và theo dõi con vui chơi từng giờ, nhờ đó sẽ biết được khi nào con đói. Khi đói, dạ dày của bé sẽ tiết ra nhiều enzym, kích thích cảm giác thèm ăn mạnh ở trẻ. Do đó, ngay lập tức khi đói bé sẽ ăn cho đến khi no. Mẹ lưu ý đừng ép bé ăn nhiều quá sẽ làm bé nôn ra ngoài.

Tập cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học:

Thói quen ăn uống khoa học không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp con “nói không” với triệu chứng biếng ăn. Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, chia làm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trước khi cho ăn bữa phụ, đừng để bé ăn vặt sẽ làm bé biếng ăn.

me-phai-lam-gi-khi-con-luoi-an-2
Tập cho bé thói quen ăn uống có khoa học ngay từ thuở đầu.

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn:

Đứa con không những là sợi dây gắn kết giữa vợ chồng mà còn là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình sát lại gần nhau hơn. Khi bé ăn, không những ba mẹ mà những người thân khác cũng có thể làm hề cho bé, tạo không khí vui vẻ để giúp bé chăm ăn và ăn ngon miệng hơn. Người thân có thể vỗ tay, động viên, một lời khen nào đó dành cho trẻ sẽ khiến trẻ phấn chấn hơn. Tuyệt đối đừng đem tâm trạng riêng của mình vào bữa ăn của trẻ.

Hạn chế những thực phẩm ngọt bé ăn trong ngày:

Hạn chế cho bé ăn vặt, đặc biệt là những thức ăn ngọt để bé không lười ăn. Nếu trước bữa ăn, mẹ cho bé ăn những thức ăn ngọt này, chắc chắn bé sẽ bỏ bữa.

Để con tập trung khi ăn:

Ngay từ đầu, bố mẹ nên tập cho con nề nếp ăn uống để sau này chăm con được nhàn hơn. Tốt nhất nên cho bé ăn trong một môi trường ổn định và phù hợp. Nếu bé phải ăn trong môi trường ồn ào, xung quanh có nhiều đồ chơi hay một chương trình tivi làm bé thích thú thì khó có thể hoàn thành bữa ăn.

Đã là mẹ, ai cũng thấu hiểu nỗi lo lắng khi bé lười ăn. Chính vì vậy các mẹ đừng ngại ngùng mà hãy thử áp dụng những cách trên để kích thích bé ăn nhé. Biết đâu sẽ có hiệu quả tức thì!