Tập cho bé bú bình

Bubinh

Tập cho bé bú bình là một vấn đề khá nan giải với các mẹ khi chuẩn bị trở lại với công việc. Đối với các bé đã quen bú mẹ trực tiếp thì việc chuyển sang bú bình là cả một giai đoạn khó khăn.

Dưới đây là một số chia sẻ về cách tập cho bé bú bình mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con yêu.

  1. Bước 1: chuẩn bị làm quen
  • Ngậm ti giả:

Đầu tiên, bạn cần cho bé quen dần với ti giả vì ti mẹ với ti giả có một sự khác nhau rất lớn. Dù được làm bằng chất liệu gì thì ti giả cũng không thể hoàn toàn giống với ti mẹ, đặc biệt với những trẻ lớn tháng, đã có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa ti mẹ và ti giả.

bubinh

  • Làm quen với bình sữa

Trước khi chính thức cho bé bú bình, hãy tập cho bé làm quen với bình sữa bằng cách bóp nhẹ thân bình (với loại hình thân mềm) hoặc bóp nhẹ đầu núm bú (với các loại bình thông dụng khác) để sữa chảy ra cho bé nếm thử.

  • Làm quen với sữa công thức

Pha một ít sữa công thức và cho bé nếm thử mùi vị bằng cách đút trực tiếp cho bé bằng muỗng.

Lưu ý: chỉ dùng sữa công thức khi mẹ thiếu sữa cho con bú, bởi sữa mẹ vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của con yêu.

  1. Bước 2: chuẩn bị sữa
  • Chọn bình sữa:

Chọn bình sữa với kích thước vừa phải, dễ cầm nắm để khi bé lớn dần có thể dễ dàng tự cầm bình sữa để ti.

Nên chọn núm ti mềm và có lỗ vừa phải, tránh trường hợp bé khó bú sẽ dễ nuốt khí khi lỗ quá nhỏ hoặc gây nôn trớ khi lỗ quá to.

  • Chọn loại sữa:

Trường hợp mẹ vẫn đủ sữa cho con thì hãy vắt ra cho trẻ dùng ngay hoặc trữ lại theo như hướng dẫn trong bài “Bảo quản sữa mẹ đúng cách”.

Trường hợp dùng sữa công thức: hãy chọn loại sữa có thương hiệu uy tín, phù hợp với từng lứa tuổi và cả điều kiện kinh tế gia đình. Hãy pha sữa theo đúng hướng dẫn in trên bao bì.

  • Kiểm tra nhiệt độ:

Hãy đảm bảo sữa cho bé uống không quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ sẽ không hợp tác. Hãy nhỏ một ít sữa ra tay để kiểm tra, sữa ở tầm nhiệt độ phòng là thích hợp nhất.

  1. Bước 3: tập cho bé bú
  • Tư thế bú:

Hãy đặt bé ở tư thế giống như khi mẹ cho bé bú trực tiếp, hơi nằm nghiêng, đầu hơi chếch lên.

Hãy ôm ấp, vỗ về bé trước khi cho bé bú bình.

  • Thời điểm và bắt đầu

Hãy chọn lúc bé đang đói bụng để cho bé bú

Đặt núm bình vào miệng bé và bóp nhẹ để sữa chảy ra. Sau đó cho cả núm bình vào miệng, bóp thật chậm, tránh trường hợp bé không hợp tác sẽ dễ bị ngạt hoặc sặc.

Như vậy, sau vài lần bé có thể sẽ tự động bú bình mà không cần thúc ép. Việc tập cho bé bú bình không bao giờ là đơn giản, các mẹ hãy kiên nhẫn, sau vài lần con yêu sẽ ngoan ngoãn chấp nhận sự thay đổi này. Tuy nhiên, các mẹ hãy kết hợp giữa bú mẹ và bú bình, không nên hoàn toàn bỏ việc bú mẹ trực tiếp bởi những lợi ích mà việc cho con bú mang lại.

Bổ sung canxi khi cho con bú

Canxi

Nhiều mẹ rất băn khoăn không biết nên bổ sung canxi khi cho con bú như thế nào để vừa đảm bảo lượng canxi cho cơ thể mà con yêu cũng nhận đủ mức canxi cần thiết cho sự phát triển từng ngày của con.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ giải tỏa được những băn khoăn ấy, góp phần vào việc nuôi con thoải mái, an tâm hơn.

  1. Nhu cầu canxi khi cho con bú

Theo nhiều nghiên cứu, dù mẹ có bổ sung thêm canxi bao nhiêu thì lượng canxi trong sữa mẹ cũng chỉ dừng ở một mức nhất định. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi cơ thể mẹ hấp thụ đủ một lượng canxi cần thiết trong ngày. Mức canxi này rơi vào khoảng 1000mg mỗi ngày. Nếu là liều hỗn hợp canxi, magiê và kẽm thì phải đảm bảo được 1500mg cho một ngày. Trường hợp mẹ ăn chay khi cho con bú thì chỉ cần bổ sung từ 700 đến 800mg bởi khi ăn mặn có gồm thịt, hàm lượng phốt pho trong thịt sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi. Do đó, nếu mẹ chưa hấp thu đủ lượng canxi mà cơ thể cần thì sự thiếu hụt canxi cho con yêu là điều rất dễ xảy ra.

Mẹ có thể duy trì việc bổ sung canxi cho cơ thể ở mức cũ như trước khi sinh bằng các loại canxi hoặc thực phẩm chức năng có chứa canxi mà mẹ đã dùng trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho việc cơ thể mẹ không bị thiếu hụt canxi dù chỉ ở mức thấp nhất, giúp mẹ khỏe mà con yêu cũng nhận được một lượng canxi cần thiết, đủ cho sự phát triển của con.

  1. Những nguồn canxi từ thực phẩm tốt cho mẹ

canxi

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như yogurt, phô mai, …
  • Các loại hạt đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, ….
  • Đậu hũ và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành: sữa đậu nành, tương bần, …
  • Các loại rong biển: rong biển cuộn, rong biển tẩm mè ăn liền, ….
  • Các loại hải sản: tôm các loại; cá thu, cá hồi… còn xương, các loại cá nhỏ có thể ăn luôn xương như cá cơm, cá mờm …
  • Các loại hạt như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt điều, hạt maccadina, quả óc chó, hạt hạnh nhân,……
  • Các loại rau lá xanh thẫm: cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn,…

Như vậy, bổ sung canxi khi cho con bú là một việc làm vô cùng quan trọng mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bởi việc này vừa giúp đảm bảo cho sức khỏe của mẹ mà vừa tăng cường mức canxi được hấp thụ hằng ngày của con yêu, giúp cho con cứng cáp hơn và phát triển đúng chuẩn hơn.

Các thành phần có trong sữa mẹ

Suame

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Đây là câu nói khá quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, các thành phần có trong sữa mẹ bao gồm những gì thì không phải người mẹ nào cũng nắm rõ.

Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ rõ hơn về nguồn chất dinh dưỡng quý giá có trong sữa mẹ, giúp con yêu khỏe mạnh và phát triển từng ngày.

  1. DHA

Tên đầy đủ là Docosahexaenoic acid, một axit béo rất quan trong cho cơ thể và thuộc nhóm các axit béo omega-3. Đây là một chất quan trọng cho các cấu trúc và hoạt động của cơ thể, dù là trẻ em hay người lớn.

  1. Amylase

Amylase giúp cơ thể tiêu hóa các chất tinh bột bởi nó tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp thành các đường đơn. Nó còn được xem như một loại năng lượng dự trữ cho cơ thể.

  1. Sắt

Đây là thành phần cơ bản có tác dụng tạo nên các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxi trong máu. Các tế bào cơ của cơ thể rất cần chất sắt để có thể thực hiện được nhiều chức năng khác nhau, đảm bảo cho các cơ quan hoạt động bình thường và khỏe mạnh. .

  1. Casein

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong sữa mẹ có chứa một loại chất đạm đặc biệt có tác dụng cao trong việc ngăn chặn các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng cho con yêu. Đó chính là Casein.

suame

  1. Vitamin C

Bên cạnh các loại vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin PP,… thì vitamin C là một trong những loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin C giúp thúc đẩy sự hình thành collagen, kích hoạt enzym và làm cho cơ thể hấp thu chất sắt một cách hiệu quả nhất.

  1. Lactose

Đây là một chất rất có ích cho sức khỏe của con yêu. Bởi nó có tác dụng giúp phát triển não bộ, thần kinh của trẻ và góp phần điều hòa các sinh khuẩn trong ruột.

  1. Lipase

Lipase là một trong những loại men quan trọng của cơ thể. Nó giúp con yêu tiêu hóa và thu nhận các chất béo một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, sữa mẹ ngoài một nguồn kháng thể dồi dào và vô cùng quan trọng mà không loại sữa hay thực phẩm nào có được thì nó cũng chứa một lượng chất dinh dưỡng rất có ích trong việc phát triển từng ngày của con yêu. Các thành phần có trong sữa mẹ như đã nói ở trên giúp con yêu luôn khỏe mạnh, tăng cân mà không cần phải bổ sung bất kỳ loại sữa nào khác, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời.

Những kiến thức cơ bản về nguồn sữa mẹ khi cho con bú

Kthucsuame

 Cho con bú là một trong những thiên chức thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn còn mập mờ trong một số khái niệm quan trọng về việc cho con bú dẫn đến việc cho bú sai cách, không hiệu quả. Những kiến thức cơ bản về nguồn sữa mẹ khi cho con bú dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về thiên chức tuyệt vời này.

  1. Sữa mẹ chỉ đủ cho em bé

Thật vậy, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ tự động điều tiết một lượng sữa vừa đủ với nhu cầu của con yêu. Do đó, khi trẻ bú không hết vì lý do nào đó, mẹ hãy vắt cạn sữa còn lại trong bầu ngực để sữa không bị ứ lại và sẽ được tạo ra nhiều hơn trong những cữ bú sau của con yêu.

  1. Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé

Theo một cuộc khảo sát và nghiên cứu của tổ chức bảo vệ trẻ sơ sinh của Hoa Kỳ, lượng sữa của mẹ khi cho bé trai bú sẽ nhiều hơn khoảng 25% so với khi cho bé gái bú.

  1. Mẹ cho con bú cần uống nhiều nước

kthucsuame

Đó là lý do vì sao mẹ cho con bú luôn được khuyên phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nước là một trong những nguồn tạo sữa cho con yêu, dó đó mẹ không nên để cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước. Đừng để đến khi khát mới tìm đến nước, hãy uống dàn trải suốt một ngày.

  1. Sữa mẹ sẽ thay đổi trong từng cữ bú

Trong một cữ bú của mẹ có đến 2 dạng sữa. Thứ nhất, nước sữa là lượng sữa tiết ra khi con bắt đầu bú, làm dịu cơn khát của trẻ. Sữa giàu chất béo, protein và năng lượng sẽ xuất hiện và tăng dần đến cuối cữ bú. Sữa này làm dịu cơn đói của trẻ. Do đó, hãy cho con bú cạn một bên ngực trước khi chuyển tiếp sang bên kia.

  1. Sữa mẹ không ai giống ai

Mỗi người mẹ có lượng và chất sữa không giống nhau. Thậm chí, ở một người mẹ, lượng và chất sữa cũng không giống nhau ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Sữa mẹ được tạo ra vào buổi sáng khác so với buổi chiều hoặc buổi tối.

  1. Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, sữa mẹ cũng theo đó có sự biến đổi phù hợp, nhất là ở nước sữa đầu mỗi cữ bú. Khi trời nắng nóng, lượng nước sữa sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường để thỏa mãn cơn khát của con và đảm bảo con không bị thiếu nước trong tình trạng thời tiết như vậy.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về nguồn sữa mẹ khi cho con bú. Với những thông tin này, các mẹ hãy là một người mẹ tuyệt vời khi biết linh hoạt thay đổi hoặc áp dụng các phương pháp nhằm cải thiện số lượng và chất lượng sữa cho con yêu.

 

Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Loiichsuame

Sữa mẹ là nguồn kháng thể và dinh dưỡng quý giá nhất, quan trọng nhất trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số người vẫn còn mập mờ giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ với việc bổ sung sữa công thức nhằm tăng nhanh cân nặng của con mà không biết rằng đó là sai lầm. Vậy, đâu là những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ?

  1. Những ích lợi đối với mẹ:
  • Giảm nguy cơ ung thư vú:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc cho con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 4%.

  • Có ích cho quá trình phục hồi sau sinh của mẹ:

Hành động bú mút của con yêu giúp kích thích tử cung của mẹ sớm trở về trạng thái ban đầu, mẹ sẽ ít bị chảy máu hơn và tử cung trở lại bình thường nhanh hơn.

  • Giảm ung thư buồng trứng ở mẹ:

Theo các nghiên cứu, việc cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng đến 27%.

  • Tạo ra các hormone hạnh phúc:

Các hormone được tạo ra trong quá trình cho con bú giúp tâm trạng của mẹ hưng phấn hơn và sữa sẽ vì thế về nhiều hơn cho con yêu trong những lần tiếp theo bởi trạng thái tinh thần của mẹ quyết định rất lớn trong việc tạo sữa cho con yêu.

  • Mẹ cho con bú có thể giảm cân tự nhiên

Đây là cách giảm cân hiệu quả và được ưa chuộng nhất của các mẹ sau khi sinh. Cho con bú sẽ giúp mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng ban đầu mà không cần khổ sở nhịn ăn hay rèn luyện thể dục thể thao quá sức.

  1. Những lợi ích đối với bé:
  • Giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch

loiichsuame

Trong sữa mẹ chứa một lượng kháng thể khá lớn mà không loại sữa nào có thể có được. Chính những kháng thể này sẽ bảo vệ trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời, đặc biệt là sữa non được hình thành khoảng vài giờ sau sinh, cực kỳ tốt cho gan, ruột và hệ thống miễn dịch của con yêu.

  • Giúp bé duy trì trọng lượng

Ngoài kháng thể, sữa mẹ còn chứa một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời, giúp con tăng cân đều đặn.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ

Trẻ được bú mẹ càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong suốt cuộc đời chúng càng giảm. Đây là khả năng bảo vệ rất lớn của sữa mẹ đối với sức khỏe của trẻ.

  • Xây dựng mối dây gắn kết với mẹ

Việc cho con bú giúp bé gần gũi hơn với mẹ. Bé được da tiếp da với mẹ, có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm của mẹ dành cho bé trong suốt quá trình bú. Như vậy, trẻ lớn lên có đời sống tinh thần hiền hòa, an nhiên hơn.

Thật vậy, những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ không có bất kỳ loại sữa hay thực phẩm nào khác có thể thay thế được. Đó là món quà lớn mà tạo hóa dành tặng cho những người làm mẹ. Hãy luôn là một người mẹ tuyệt vời khi nuôi con.

 

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Trusua

Ngày nay, việc hút sữa mẹ bằng máy và bảo quản lạnh không còn quá xa lạ với các bà mẹ muốn nuôi con bằng nguồn dinh dưỡng và kháng thể tuyệt vời từ sữa mẹ. Tuy nhiên, bảo quản sữa mẹ đúng cách để có thể đảm bảo chất dinh dưỡng, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ là một vấn đề không phải người mẹ nào cũng nắm rõ.

Dưới đây là một số chia sẻ về việc bảo quản sữa mẹ sau khi hút ra sao cho lượng kháng thể và dinh dưỡng trong sữa vẫn được giữ lại nhằm đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

  1. Sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Ở nhiệt độ phòng bình thường, sữa có thể giữ nguyên trạng thái trong vòng từ 2 đến 4 giờ tùy theo mức nhiệt độ vào thời điểm sữa vừa được vắt ra.

Nếu ở nhiệt độ phòng lý tưởng, dưới 26 độ thì sữa có thể giữ được dưới 6 giờ mà không bị thay đổi chất lượng và những kháng thể có trong sữa.

  1. Trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh

Trường hợp sữa sau khi vắt ra sẽ được sử dụng sau đó không lâu, bạn có thể trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh dưới 24 giờ.

Lưu ý: không để sữa ngay trên cánh cửa tủ lạnh vì nơi này hấp thu một lượng nhiệt lạnh từ tủ rất thấp, sữa sẽ không được bảo quản một cách tốt nhất.

trusua

  1. Trữ sữa trong ngăn đá tủ lạnh

Với loại tủ lạnh 1 cửa, sữa vắt ra chỉ giữ được trong vòng 2 tuần.

Với tủ lạnh có cửa riêng dành cho ngăn đá, có thể giữ sữa cho con yêu trong khoảng 2 tháng mà chất lượng sữa vẫn còn nguyên vẹn.

  1. Trữ sữa ở tủ đông

Sữa sau khi vắt ra có thể được trữ ở tủ đông chuyên dụng mà vẫn giữ nguyên được lượng chất dinh dưỡng quan trọng cho con yêu mà không bị biến đổi trong vòng 6 tháng.

Như vậy, sữa mẹ sau khi vắt ra có thể dùng ngay hoặc lâu hơn tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi mẹ. Tuy nhiên, cần bảo quản sữa đúng cách sao cho không bị biến đổi cấu trúc các chất dinh dưỡng vốn sẵn có trong sữa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu.

Cần lưu ý, khi sử dụng sữa trữ đông cho trẻ thì mẹ phải hâm nóng sữa lại bằng nước ấm hoặc dụng cụ hâm nóng sữa trước khi dùng.

 

Những thực phẩm gây mất sữa

Mat Sua

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ thường tìm hiểu và bổ sung những thực phẩm lợi sữa nhưng quên mất phải tránh xa những thực phẩm gây mất sữa.

Vậy, đâu là những thực phẩm gây mất sữa? Dưới đây là danh sách các thực phẩm thông dụng nhất mà các mẹ cần chú ý.

  1. Lá lốt

Đây là thực phẩm hàng đầu làm giảm lượng sữa mẹ đáng kể. Nhiều mẹ vô tình ăn các món ăn có chế biến từ lá lốt khiến ngực mất sữa nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.  Vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải chú ý những món được chế biến từ lá lốt để đảm bảo nguồn sữa cho con.

  1. Rau mùi tây

Nếu ăn ít thì rau mùi tây không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng nếu ăn quá nhiều loại rau này thì việc sữa mẹ bị giảm đi đáng kể chỉ còn là vấn đề thời gian. Rau mùi tây thường dùng để trang trí món ăn hay ăn kèm rau sống trong một số món ăn đặc trưng.  Các mẹ đang cho con bú và bị ít sữa nên thận trọng với các món ăn có loại rau này.

  1. Măng

Măng là món ăn quen thuộc nhưng lại rất độc hại vì nó có chứa một lượng nhỏ độc tố. Với các mẹ đang cho con bú thì đây là thực phẩm giảm tiết sữa đáng kể và gây nguy hiểm cho khi cho con bú. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể.

  1. Bạc hà

Bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Việc sử dụng các loại thức ăn, nước uống được làm từ bạc hà hoặc có chứa tinh dầu bạc hà sẽ gây giảm lượng sữa tiết ra một cách đáng kể.

mat-sua

  1. Bắp cải

Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau và giảm cảm giác căng tức vú. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng bắp cải vì nó có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các món ăn từ bắp cải tuy có tính mát nhưng không tốt cho việc tiết sữa của mẹ.

  1. Bia và đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rượu làm ức chế sự phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực. Điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình bú mẹ và lượng sữa cũng theo đó giảm dần theo thời gian.

  1. Trà và cà phê

Đây là 2 loại thức uống có tác dụng rất lớn trong việc giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo. Tuy nhiên, chính lượng caffeine trong những loại nước uống này sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể, qua đó làm giảm lượng sữa tiết ra của mẹ.

Trên đây là một số loại thực phẩm gây mất sữa mà các mẹ cần chú ý trong thơi gian cho con bú. Nếu có thể, hãy tránh xa chúng để lượng sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của con yêu.

Những thực phẩm gây mất sữa

Mat Sua

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ thường tìm hiểu và bổ sung những thực phẩm lợi sữa nhưng quên mất phải tránh xa những thực phẩm gây mất sữa.

Vậy, đâu là những thực phẩm gây mất sữa? Dưới đây là danh sách các thực phẩm thông dụng nhất mà các mẹ cần chú ý.

  1. Lá lốt

Đây là thực phẩm hàng đầu làm giảm lượng sữa mẹ đáng kể. Nhiều mẹ vô tình ăn các món ăn có chế biến từ lá lốt khiến ngực mất sữa nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.  Vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải chú ý những món được chế biến từ lá lốt để đảm bảo nguồn sữa cho con.

  1. Rau mùi tây

Nếu ăn ít thì rau mùi tây không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng nếu ăn quá nhiều loại rau này thì việc sữa mẹ bị giảm đi đáng kể chỉ còn là vấn đề thời gian. Rau mùi tây thường dùng để trang trí món ăn hay ăn kèm rau sống trong một số món ăn đặc trưng.  Các mẹ đang cho con bú và bị ít sữa nên thận trọng với các món ăn có loại rau này.

  1. Măng

Măng là món ăn quen thuộc nhưng lại rất độc hại vì nó có chứa một lượng nhỏ độc tố. Với các mẹ đang cho con bú thì đây là thực phẩm giảm tiết sữa đáng kể và gây nguy hiểm cho khi cho con bú. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể.

  1. Bạc hà

Bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Việc sử dụng các loại thức ăn, nước uống được làm từ bạc hà hoặc có chứa tinh dầu bạc hà sẽ gây giảm lượng sữa tiết ra một cách đáng kể.

mat-sua

  1. Bắp cải

Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau và giảm cảm giác căng tức vú. Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng bắp cải vì nó có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các món ăn từ bắp cải tuy có tính mát nhưng không tốt cho việc tiết sữa của mẹ.

  1. Bia và đồ uống có cồn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rượu làm ức chế sự phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực. Điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình bú mẹ và lượng sữa cũng theo đó giảm dần theo thời gian.

  1. Trà và cà phê

Đây là 2 loại thức uống có tác dụng rất lớn trong việc giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo. Tuy nhiên, chính lượng caffeine trong những loại nước uống này sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể, qua đó làm giảm lượng sữa tiết ra của mẹ.

Trên đây là một số loại thực phẩm gây mất sữa mà các mẹ cần chú ý trong thơi gian cho con bú. Nếu có thể, hãy tránh xa chúng để lượng sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của con yêu.

Vì sao mẹ bị mất sữa?

Visaomatsua

Nhiều mẹ trong thời gian cho con bú đột ngột bị giảm hoặc mất sữa mà không rõ nguyên nhân, gây nên tình trạng hoang mang, căng thẳng tinh thần lại ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến việc tạo sữa. Vậy, vì sao mẹ bị mất sữa?

Trả lời được câu hỏi trên sẽ tìm được cách khắc phục khi còn chưa quá muộn.

  1. Cho con bú theo lịch cứng nhắc

Nhu cầu của trẻ đôi khi không cố định theo một giờ nào cả. Khi trẻ chưa đói mà bị ép bú thì lực bú sẽ không mạnh, dẫn đến việc tiết sữa bị giảm đi. Do đó, không nên đặt sẵn một lịch trình cố định cho con yêu. Hãy chờ khi con sẵn sàng để bắt đầu một cữ bú mới.

  1. Căng thẳng tinh thần, thời gian nghỉ ngơi không đủ

Mẹ có biết khi tinh thần bị áp lực, cơ thể mệt mỏi thì khả năng tạo sữa sẽ giảm đi? Hãy tạo cho mình những khoảng thời gian thích hợp để cơ thể được thư giãn. Đừng quá lo lắng và căng thẳng tinh thần trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng đến tần suất tạo sữa và lượng sữa về cho con yêu.

  1. Uống không đủ nước

Cơ thể người mẹ khi cho con bú cần được nạp một lượng nước đủ để hoạt động và tạo sữa cho con yêu. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày. Và hãy uống dàn trải trong cả ngày, đừng đợi khi cảm thấy khát mới tìm đến nước để uống.

  1. Dùng thuốc tránh thai

visaomatsua

Việc dùng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc tạo sữa cho con yêu. Vì đây là nguyên nhân khiến nội tiết trong cơ thể mẹ bị thay đổi. Hãy cân nhắc trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này.

  1. Con ngậm bú sai cách

Việc ngậm ti sai cách sẽ khiến cho lượng sữa tiết ra không đủ, dần dần sẽ dẫn đến việc vú tiết sữa ít lại. Đừng cố ép con khi bé chưa sẵn sàng. Nếu bé ngậm bầu vú tốt, bạn sẽ nhìn thấy quầng vú phía trên lộ ra nhiều hơn phía dưới. Nếu chỉ ngậm núm vú của mẹ, bé sẽ làm như khi mút ti giả và không kéo được sữa ra ngoài.

  1. Cho con ngậm ti giả

Việc cho con ngậm ti giả cũng ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Bởi bé sẽ ít bú, động tác kích thích vú mẹ để gọi sữa về bị giảm đi thì lượng sữa cũng theo đó giảm dần. Hãy cho bé ngậm bắt vú đúng cách để mỗi lần bú được trọn vẹn, bé nhận được lượng sữa cần thiết mà mẹ không có cảm giác đau đầu ti.

Như vậy, nguyên nhân vì sao mẹ bị mất sữa lại đến từ những điều rất đơn giản và gần gũi như thế. Mẹ hãy thay đổi trong suy nghĩ và thói quen hàng ngày, chỉ một chút thôi thì con yêu sẽ cảm ơn mẹ nhiều lắm đấy.

Vì sao mẹ bị mất sữa?

Visaomatsua

Nhiều mẹ trong thời gian cho con bú đột ngột bị giảm hoặc mất sữa mà không rõ nguyên nhân, gây nên tình trạng hoang mang, căng thẳng tinh thần lại ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến việc tạo sữa. Vậy, vì sao mẹ bị mất sữa?

Trả lời được câu hỏi trên sẽ tìm được cách khắc phục khi còn chưa quá muộn.

  1. Cho con bú theo lịch cứng nhắc

Nhu cầu của trẻ đôi khi không cố định theo một giờ nào cả. Khi trẻ chưa đói mà bị ép bú thì lực bú sẽ không mạnh, dẫn đến việc tiết sữa bị giảm đi. Do đó, không nên đặt sẵn một lịch trình cố định cho con yêu. Hãy chờ khi con sẵn sàng để bắt đầu một cữ bú mới.

  1. Căng thẳng tinh thần, thời gian nghỉ ngơi không đủ

Mẹ có biết khi tinh thần bị áp lực, cơ thể mệt mỏi thì khả năng tạo sữa sẽ giảm đi? Hãy tạo cho mình những khoảng thời gian thích hợp để cơ thể được thư giãn. Đừng quá lo lắng và căng thẳng tinh thần trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng đến tần suất tạo sữa và lượng sữa về cho con yêu.

  1. Uống không đủ nước

Cơ thể người mẹ khi cho con bú cần được nạp một lượng nước đủ để hoạt động và tạo sữa cho con yêu. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày. Và hãy uống dàn trải trong cả ngày, đừng đợi khi cảm thấy khát mới tìm đến nước để uống.

  1. Dùng thuốc tránh thai

visaomatsua

Việc dùng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc tạo sữa cho con yêu. Vì đây là nguyên nhân khiến nội tiết trong cơ thể mẹ bị thay đổi. Hãy cân nhắc trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này.

  1. Con ngậm bú sai cách

Việc ngậm ti sai cách sẽ khiến cho lượng sữa tiết ra không đủ, dần dần sẽ dẫn đến việc vú tiết sữa ít lại. Đừng cố ép con khi bé chưa sẵn sàng. Nếu bé ngậm bầu vú tốt, bạn sẽ nhìn thấy quầng vú phía trên lộ ra nhiều hơn phía dưới. Nếu chỉ ngậm núm vú của mẹ, bé sẽ làm như khi mút ti giả và không kéo được sữa ra ngoài.

  1. Cho con ngậm ti giả

Việc cho con ngậm ti giả cũng ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Bởi bé sẽ ít bú, động tác kích thích vú mẹ để gọi sữa về bị giảm đi thì lượng sữa cũng theo đó giảm dần. Hãy cho bé ngậm bắt vú đúng cách để mỗi lần bú được trọn vẹn, bé nhận được lượng sữa cần thiết mà mẹ không có cảm giác đau đầu ti.

Như vậy, nguyên nhân vì sao mẹ bị mất sữa lại đến từ những điều rất đơn giản và gần gũi như thế. Mẹ hãy thay đổi trong suy nghĩ và thói quen hàng ngày, chỉ một chút thôi thì con yêu sẽ cảm ơn mẹ nhiều lắm đấy.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0