Nhận biết các dạng phân của trẻ

Những người mới lần đầu làm mẹ thường khá bỡ ngỡ khi nhìn thấy phân của con yêu mà không rõ như thế có bình thường hay không, trẻ có khỏe không. Thật ra, phân của trẻ sơ sinh có rất nhiều dạng khác nhau, phản ánh loại thức ăn tiêu hóa cũng như tình hình sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi con thật kỹ. Dưới đây là các dạng phân của trẻ giúp mẹ dễ dàng nhận biết.

  1. Phân su_ phân của trẻ sơ sinh

Phân có màu đen hơi xanh, đặc, dính gần giống như dầu xe máy. Bởi vì chúng được tạo nên từ dịch ối, nước nhầy, tế bào da và các thành phần khác được tiêu hóa từ trong tử cung. Một số mẹ thường không biết con yêu đã đi tiêu lúc nào vì dạng phân này chưa có mùi.

Khi trẻ hơn 2 ngày tuổi, phân sẽ nhạt dần, ít dính, màu gần như màu xanh bộ đội.

  1. Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn:

Phân dạng này có màu vàng hơi xanh, hơi sệt.

Thể phân lỏng gần giống tiêu chảy, có rải rác hạt nhỏ li ti, thường được hình dung như “hoa cà hoa cải”.

Có lúc màu hơi xanh hơn vì mẹ đã có thực đơn khác ngày thường nhưng không phải là một vấn đề đáng lo lắng nếu trẻ vẫn vui chơi, không có hiện tượng nào khác.

phantre_r

  1. Phân của trẻ bú sữa công thức

Dạng nhão gần giống bơ đậu phộng.

Màu hơi nâu, có lúc nâu sậm, nâu vàng hoặc nâu xanh.

Mùi của dạng phân này hơi hăng hơn trẻ bú mẹ.

  1. Phân của trẻ ăn dặm

Nếu bé vẫn còn bú mẹ, vào giai đoạn ăn dặm, phân sẽ nhanh chóng có sự chuyển đổi.

Phân thường có màu nâu hoặc đen và đặc hơn bơ đậu phộng. Vào giai đoạn này, phân của trẻ vẫn mềm nhưng mùi thì đã nặng hơn do thức ăn bắt đầu đa dạng.

  1. Phân của trẻ ăn không tiêu

Thỉnh thoảng xuất hiện một số thức ăn không tiêu hóa hoặc có màu lạ của chính loại thực phẩm bé ăn vào.

Hãy tư vấn bác sĩ khi phân trẻ hoàn toàn không tiêu hóa để kiểm tra đường ruột cũng như sự hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng.

  1. Phân của trẻ có nhiều chất sắt:

Phân sẽ đột nhiên chuyển sang màu xanh đen hoặc đen hoàn toàn nếu được mẹ bổ sung thêm chất sắt.

Trường hợp phân trẻ đổi màu như thế này lúc mẹ không bổ sung sắt cho con thì hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

  1. Tiêu chảy:

Phân lỏng, nước nhiều.

Phân có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu và có thể bị bắn ra khỏi tả.

Đặc biệt nếu phân trẻ có máu hoặc chất nhầy thì hãy gọi cho trẻ đi kiểm tra ngay.

  1. Táo bón:

Phân cứng, trông giống viên sỏi nhỏ.

Phân có thể dính ít máu do trẻ bị nứt hậu môn khi cố gắng để đi tiêu.

Nếu tình trạng phân như vậy xảy ra trên 3 lần thì hãy cho trẻ đi khám để được hỗ trợ tốt nhất.

  1. Phân có chất nhầy

Phân màu xanh có vệt sáng bóng. Một số trẻ bị chảy nước mũi cũng có thể đi tiêu như thế này vì nước bọt không tiêu hóa được.

Nếu hiện tượng phân như vậy xảy ra trên 2 ngày hoặc đi kèm bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám cho trẻ kịp thời.

  1. Phân có máu:

Phân bình thường nhưng có máu: dị ứng protein trong sữa.

Phân táo bón nhưng có máu: nứt hậu môn khi bé cố gắng đi tiêu

Tiêu chảy và có máu: biểu hiện của nhiễm trùng do vi khuẩn

Hãy lập tức cho bé đi kiểm tra khi thấy máu lẫn vào trong phân của con yêu dù ít hay nhiều.

Như vậy, mẹ có thể theo dõi và nhận biết dạng phân của con yêu để từ đó chăm sóc con một cách tốt nhất. Đừng ngần ngại cho trẻ đi thăm khám để được tư vấn, điều trị tốt nhất khi thấy con có bất kỳ biểu hiện lạ nào.

 

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0