6 yếu tố đánh giá sự phát triển của trẻ

Con yêu khỏe mạnh và phát triển từng ngày luôn là niềm mong mỏi và hạnh phúc của mẹ. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Nhiều mẹ vì không hiểu rõ nên sinh ra lo lắng thái quá, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình mà việc chăm con cũng theo đó không tốt. Hibaby xin chia sẻ với mẹ 6 yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ để mẹ có thể theo dõi sức khỏe của con và đưa ra những phương pháp đúng đắn bảo đảm sức khỏe con yêu nhé.

  1. Chiều cao và cân nặng

Chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ là bình thường khi có mức chênh lệch tương đương so với chuẩn. Mẹ có thể hiểu là, nếu chiều cao và cân nặng cùng dưới chuẩn hoặc trên chuẩn ở một mức tương đương thì bé đang phát triển tốt. Trường hợp 1 trong 2 yếu tố bằng hoặc vượt chuẩn nhưng yếu tố còn lại thấp hơn chuẩn thì trẻ đang có trục trặc trong phát triển, cần theo dõi kỹ.

Bên cạnh đó, nếu chiều cao và cân nặng của trẻ đang bình thường lại đột ngột giảm đi trong 2 tháng thì nên cho con đi khám để được tư vấn tốt nhất.

6yeuto

  1. Vận động tinh

Vận động tinh là nhóm các vận động thiên về các kỹ năng của con yêu.Nghĩa là trẻ có khả năng cầm nắm được các đồ vật từ nhỏ đến lớn không, trẻ có thể vẽ, có thể chơi các món đồ chơi một cách nhuần nhuyễn và thành thạo không……

Những yếu tố nghiêng về vận động tinh giúp mẹ có thể quan sát và đánh giá sự phát triển mạnh mẽ ở não bộ của con yêu và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc trẻ.

  1. Vận động thô

Một số trẻ sớm đạt được các vận động thô cơ bản như lẫy, bò, ngồi, đứng, đi…. nhờ thường xuyên được ba mẹ luyện tập hoặc hỗ trợ trẻ tự vận động. Số còn lại ít được hoạt động có thể sẽ chậm hơn các trẻ cùng lứa.

Tuy nhiên, nếu quá những mốc thời gian sau mà trẻ vẫn chưa đạt được các vận động thô thì mẹ cần cho trẻ đi thăm khám.

  • 3 đến 6 tháng biết lẫy ( lật )
  • 6 đến 10 tháng biết bò
  • 9 đến 16 tháng biết đứng vịn, đi
  • 16 đến 24 tháng biết chạy nhảy tốt.
  1. Phản xạ ngôn ngữ

Một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ là ngôn ngữ. Tùy mỗi độ tuổi mà con yêu của bạn sẽ có những phản xạ ngôn ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ từ 4 tháng tuổi trở đi sẽ bắt đầu có những phản xạ này khi người khác nói chuyện.

Trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi biết phân biệt người lạ, quen.

Trẻ khoảng 1 tuổi có thể bắt chước người khác và dần học nói từ thời điểm này.

  1. Kỹ năng giao tiếp

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, con yêu sẽ có những kỹ năng giao tiếp khác nhau nhưng nhìn chung trẻ cần biết biểu hiện cảm xúc trong từng trường hợp cụ thể. Mẹ hãy quan sát xem trẻ có nằm ngửa và đưa chân vào miệng, trẻ có đặt đồ chơi vào tay bạn khi bạn xin, trẻ có nhìn vào gương và cười hay không,…..?

Nếu các kỹ năng này đều có ứng theo sự phát triển từng tháng của trẻ, chứng tỏ trẻ có những phản xạ cùng kỹ năng giao tiếp tốt và não bộ đang phát triển bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng.

  1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Có lẽ mẹ khá bất ngờ khi nghe đến kỹ năng này ở con yêu, nhưng thật ra nó thể hiện ở các hoạt động hằng ngày của con yêu như trẻ đầy vú ra khỏi miệng, đập tay vào tay mẹ, cầm đồ chơi lên xuống,….

Mẹ hãy an tâm khi bé có những phản xạ tương ứng với hành động của bạn đưa ra. Tuy nhiên, có trẻ sớm, có trẻ lại muộn hơn nên mẹ không cần quá lo lắng.

Mẹ hãy cùng con yêu vui chơi và quan sát các biểu hiện hằng ngày của con. Nếu trẻ đạt được 6 yếu tố trên thì mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng đánh giá được sự phát triển của con yêu như thế nào. Chúc mẹ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất bên thiên thần bé nhỏ của mình.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0