Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?

            Trong suốt quá trình cho con bú, có những lúc bé không chịu ngậm ti mà phải đút bằng thìa, gây khó khăn cho mẹ, nhất là vào những cữ bú ban đêm. Vậy, vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Giải đáp được những thắc mắc này sẽ phần nào giúp mẹ an tâm hơn và có những biện pháp thích hợp, kịp thời để đảm bảo cho sức khỏe con yêu.

  1. Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh khi đến giai đoạn mọc răng sẽ bị ngứa lợi (nếu). Lợi có thể bị sưng hoặc viêm, gây đau và làm các bé khó chịu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bé chán ăn và lười bú.

  1. Bầu ngực mẹ có mùi lạ

Khi mẹ dùng các loại nước hoa, kem dưỡng làm ngực có mùi lạ thì con yêu sẽ bị phân tâm, dẫn đến việc không có hứng thú bú mẹ. Hoặc có thể do mẹ vệ sinh không kỹ khiến cho bầu ngực có mùi khó chịu làm bé không muốn bú.

luoi-bu

  1. Bé bị ốm

Khi bé gặp các vấn đề trong miệng như tưa lưỡi, các bệnh về tai, mũi (nghẹt mũi, sổ mũi,…) sẽ khiến bé gặp khó khăn hơn trong khi bú dẫn đến việc bé lười bú. Bên cạnh đó, khi trẻ bị một số bệnh khác làm cơ thể mệt mỏi cũng sẽ dẫn đến việc lười bú và hay quấy khóc.

  1. Tư thế bú không đúng

Khi mẹ cho bé bú với tư thế không đúng gây khó khăn trong quá trình bú, làm bé cảm thấy không thoải mái thì cũng dễ dẫn đến tình trạng lười bú theo thời gian. Do đó, mẹ cần tự điều chỉnh tư thế phù hợp khi nhận thấy những dấu hiệu lạ từ con trong suốt quá trình cho bú.

  1. Sữa có mùi vị lạ

Đôi khi mẹ nạp vào cơ thể một số món ăn có chất tanh, một số chất kích thích như bia, rượu hoặc có chứa các gia vị cay nồng. Những lúc ấy, sữa tiết ra cũng sẽ bị ảnh hưởng và có vị lạ. Con yêu rất nhạy cảm với sữa mẹ nên dễ dàng nhận ra sự thay đổi này và trở nên lười bú hơn.

  1. Lịch bú bất thường

Mẹ không nên cho bé bú theo lịch quá cứng nhắc nhưng cũng không nên quá thất thường về thời gian của các cữ bú. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém làm cho bé lười bú.

  1. Tâm trạng của mẹ không tốt

Mẹ cho con bú tuyệt đối không nên để tâm trạng xấu đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí có thể gây hại cho con. Bên cạnh đó, việc mẹ quát mắng bé khi bị bé cắn,… sẽ khiến bé sợ hãi, căng thẳng khi bú mẹ và dần sẽ trở nên lười bú hơn hẳn.

Như vậy, các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?”. Nếu con yêu đột nhiên trở nên lười bú, khoan vội lo lắng, hoang mang vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, bạn sẽ tự biết cách để khắc phục đúng đắn và việc cho con yêu bú trở lại không còn là một vấn đề quá khó khăn nữa.

Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?

            Trong suốt quá trình cho con bú, có những lúc bé không chịu ngậm ti mà phải đút bằng thìa, gây khó khăn cho mẹ, nhất là vào những cữ bú ban đêm. Vậy, vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Giải đáp được những thắc mắc này sẽ phần nào giúp mẹ an tâm hơn và có những biện pháp thích hợp, kịp thời để đảm bảo cho sức khỏe con yêu.

  1. Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh khi đến giai đoạn mọc răng sẽ bị ngứa lợi (nếu). Lợi có thể bị sưng hoặc viêm, gây đau và làm các bé khó chịu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bé chán ăn và lười bú.

  1. Bầu ngực mẹ có mùi lạ

Khi mẹ dùng các loại nước hoa, kem dưỡng làm ngực có mùi lạ thì con yêu sẽ bị phân tâm, dẫn đến việc không có hứng thú bú mẹ. Hoặc có thể do mẹ vệ sinh không kỹ khiến cho bầu ngực có mùi khó chịu làm bé không muốn bú.

luoi-bu

  1. Bé bị ốm

Khi bé gặp các vấn đề trong miệng như tưa lưỡi, các bệnh về tai, mũi (nghẹt mũi, sổ mũi,…) sẽ khiến bé gặp khó khăn hơn trong khi bú dẫn đến việc bé lười bú. Bên cạnh đó, khi trẻ bị một số bệnh khác làm cơ thể mệt mỏi cũng sẽ dẫn đến việc lười bú và hay quấy khóc.

  1. Tư thế bú không đúng

Khi mẹ cho bé bú với tư thế không đúng gây khó khăn trong quá trình bú, làm bé cảm thấy không thoải mái thì cũng dễ dẫn đến tình trạng lười bú theo thời gian. Do đó, mẹ cần tự điều chỉnh tư thế phù hợp khi nhận thấy những dấu hiệu lạ từ con trong suốt quá trình cho bú.

  1. Sữa có mùi vị lạ

Đôi khi mẹ nạp vào cơ thể một số món ăn có chất tanh, một số chất kích thích như bia, rượu hoặc có chứa các gia vị cay nồng. Những lúc ấy, sữa tiết ra cũng sẽ bị ảnh hưởng và có vị lạ. Con yêu rất nhạy cảm với sữa mẹ nên dễ dàng nhận ra sự thay đổi này và trở nên lười bú hơn.

  1. Lịch bú bất thường

Mẹ không nên cho bé bú theo lịch quá cứng nhắc nhưng cũng không nên quá thất thường về thời gian của các cữ bú. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém làm cho bé lười bú.

  1. Tâm trạng của mẹ không tốt

Mẹ cho con bú tuyệt đối không nên để tâm trạng xấu đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí có thể gây hại cho con. Bên cạnh đó, việc mẹ quát mắng bé khi bị bé cắn,… sẽ khiến bé sợ hãi, căng thẳng khi bú mẹ và dần sẽ trở nên lười bú hơn hẳn.

Như vậy, các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?”. Nếu con yêu đột nhiên trở nên lười bú, khoan vội lo lắng, hoang mang vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, bạn sẽ tự biết cách để khắc phục đúng đắn và việc cho con yêu bú trở lại không còn là một vấn đề quá khó khăn nữa.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0