Phòng chống nguy cơ đột quỵ vì ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Đã có quá nhiều trường hợp đau lòng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đột quỵ vì ngạt mũi, nếu mẹ vẫn không tìm cách phòng tránh điều này, con có thể gặp nhiều nguy hiểm.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi cho trẻ nhỏ. Có thể do virus, cũng có thể do sự thay đổi nhiệt độ môi trường khiến bé chưa thích nghi được. Tuy nhiên, với bất cứ nguyên nhân nào, triệu chứng cũng sẽ là dịch đờm đặc tiết ra thường xuyên ở mũi, khiến trẻ khó thở. Lúc này, trẻ phải thở bằng đường miệng, dẫn đến việc khô miệng, mất nước, viêm họng, và tệ hơn là viêm phổi. Bệnh từ đó sẽ có nhiều biến chứng khó cứu chữa hơn rất nhiều.

phong-chong-nguy-co-dot-quy-vi-ngat-mui-cho-tre-so-sinh
Phòng chống đột quỵ cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị ngạt mũi.

Chính vì vậy khi phát hiện ra việc con bị ngạt mũi, ngay lập tức mẹ nên làm những điều sau:
– Vỗ về bé: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và sợ hãi khi thấy mình không thể thở được. Việc này kích thích bé khóc quấy, điều đó sẽ làm bé mất sức và ngạt thở nhiều hơn. Bạn nên quan tâm ở bên vỗ lưng, ôm ấp, tiếp xúc da thịt cho bé an tâm.
– Giữ ấm cho trẻ: Kể cả là mùa hè, bạn vẫn phải giữ ấm đầy đủ cho các vị trí tay – chân – bụng – ngực – cổ của bé, tránh trường hợp bệnh trầm trọng thêm.
– Hút dịch đờm trong mũi: Các dụng cụ hút dịch đờm được bán ở rất nhiều hiệu thuốc, vì vậy bạn hãy mua để sẵn trong nhà và sử dụng ngay khi bé gặp tình trạng ngạt mũi. Lưu ý: Phải hút dịch đờm trước rồi mới bắt đầu sử dụng các phương pháp làm loãng dịch đờm khác.

phong-chong-nguy-co-dot-quy-vi-ngat-mui-cho-tre-so-sinh-1
Nên hút dịch đờm cho trẻ trước rồi mới áp dụng các phương pháp làm loãng dịch đờm khác.

– Áp dụng các phương pháp làm loãng dịch đờm cho trẻ, bao gồm:
+ Sử dụng các loại tinh dầu để xông mũi hoặc làm ấm các bộ phận cơ thể như: Tinh dầu tràm, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Bạn có thể bôi vào lòng bàn chân, lòng bàn tay, cổ – ngực, hoặc cho bé hít liên lục vào mũi.
+ Nhỏ nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể làm loãng dịch đờm, khiến bé dễ thở hơn. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng, chỉ nhỏ vài giọt/lần, thời gian nhỏ nên giãn cách, nếu không bé sẽ rất khó chịu.
+ Xông hơi mũi: Biện pháp xông hơi có thể áp dụng trước lúc ngủ. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước, không nên cho bé xông hơi với nước nhiệt độ quá cao, vì làn da trẻ nhạy cảm. Trong quá trình xông hơi, có thể kết hợp nhỏ thêm vài giọt tinh dầu giúp bé an thần, dễ thở.
– Chống mất trước cho trẻ: Đây là việc quan trọng mẹ nên lưu ý. Như đã nói ở trên, bé có xu hướng thở bằng đường miệng, gây khô miệng và mất nước. Vì vậy, mẹ phải cấp nước liên tục cho trẻ, đặc biệt là về đêm. Hãy thường xuyên cho bé bú và uống nước ban đêm, đồng thời kiểm tra tình trạng hô hấp của con liên tục, để tránh những điều bất thường có thể xảy ra.
Tính mạng của con phụ thuộc vào sự hiểu biết của mẹ! Chính vì thế, mẹ hãy tìm hiểu đầy đủ kiến thức về cách cho bú, cách phòng bệnh – chữa bệnh cho con, để bé luôn được khỏe mạnh.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0