Sai lầm chăm sóc trẻ vào mùa đông

Chamtremuadong

Chăm sóc trẻ vào mùa đông luôn là một điều được lưu tâm hàng đầu của các bà mẹ vì thời tiết lúc này rất dễ gây bệnh cho trẻ, cũng như điều kiện phát triển các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách mà ngược lại rất dễ có những ngộ nhận không đúng. Dưới đây là một số sai lầm chăm sóc trẻ trong mùa đông mà các mẹ nên biết để giữ sức khỏe cho con yêu.

  1. Không nên mặc quá nhiều quần áo ấm cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tiết mồ hôi nhiều hơn người trưởng thành. Do đó, một số ngộ nhận rằng cần mặc thật ấm cho con yêu, nên vô hình chung làm mổ hôi trẻ không thể thoát ra mà thấm ngược vào cơ thể trẻ gây nên bệnh. Mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho con yêu và phải thường xuyên kiểm tra lượng mồ hôi mà cơ thể trẻ thoát ra để lau kịp thời, tránh thấm ngược gây tác hại không tốt. Lưu ý: nên giữ ấm chân cho trẻ khi ngủ.

chamtremuadong2

  1. Cho trẻ tắm nước quá nóng.

Mẹ đừng nghĩ rằng mùa đông lạnh thì nước tắm phải ấm hơn bình thường. Tốt nhất, mẹ hãy dùng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ của nước trước khi tắm cho con, khoảng 37 độ C. Đừng chủ quan dựa trên cảm giác của đôi tay, có thể mẹ sẽ khiến trẻ bị phỏng. Bên cạnh đó, nên tắm cho trẻ thật nhanh, không ngâm quá lâu trong nước và không nên cho trẻ tắm ở nơi có gió lùa rất dễ bị cảm lạnh.

  1. Hoàn toàn không cho trẻ ra ngoài trời

Nhiều mẹ vì lo sợ con yêu sẽ bị cảm gió, cảm lạnh nên chỉ giữ trẻ trong nhà. Tuy nhiên, những trẻ được tiếp xúc với khí trời nhiều sẽ dễ dàng thích nghi hơn với sự thay đổi môi trường và sức khỏe sẽ tốt hơn. Sức đề kháng của những trẻ khi được cho ra ngoài trời cũng thường cao hơn những trẻ chỉ được giữ chặt trong nhà.

  1. Chỉnh nhiệt độ điều hòa quá lớn

Mẹ thường sợ con lạnh nên điều chỉnh lượng nhiệt trong phòng khá cao mà quên rằng cần phải hướng dẫn cho con yêu kỹ năng cơ bản trước khi đi ra nhiệt độ bên ngoài là phải mở cửa phòng từ từ để cơ thể thích nghi dần với nền nhiệt độ mới khá chênh lệch, sau đó mới có thể bước hẳn ra bên ngoài.

Với 4 lưu ý nhỏ trên đây, mẹ có thể khắc phục một vài quan niệm và sai lầm khi chăm sóc trẻ vào mùa đông của mình để có thể bảo đảm cho con yêu được khỏe mạnh, tránh được một số căn bệnh thường gặp. Chúc mẹ có một mùa đông ấm áp trọn vẹn bên con yêu.

Phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Hohap

Bệnh đường hô hấp là một trong những căn bệnh rất dễ xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà các mẹ thường lo lắng và cần có sự quan tâm đặc biệt để có thể bảo vệ con yêu một cách tốt nhất. Đây là một mối lo lắng hàng đầu, đặc biệt trong mùa lạnh. Vậy, mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh đường hô hấp cho con yêu?

Hibaby xin chia sẻ với các mẹ một số cách dưới đây:

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, nhất là thời tiết. Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, các loại virut, vi khuẩn gây hại thường phát triển rất mạnh và có khả năng tấn công vào hệ hô hấp còn yếu ớt của trẻ. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, nên rất khó phòng tránh một cách tuyệt đối.

Bên cạnh đó, vì sức đề kháng yếu nên trẻ cũng rất dễ bị lây bệnh từ người khác.

hohap

2. Các loại bệnh hô hấp thường gặp

Các loại vi khuẩn gây nên bệnh đường hô hấp thường hoạt động rất mạnh và lan rộng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh và hầu hết các bệnh này đều rất khó chịu, để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm nếu mẹ không kịp thời cho trẻ chữa trị. Do đó, mẹ cần chú ý đến một số bệnh thường gặp để có phương pháp phòng bệnh và điều trị thích hợp cho trẻ.

Thông thường, trẻ có thể mắc phải một số bệnh sau: Viêm phổi,  hen suyễn, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, và viêm mũi, viêm họng do virus, vi khuẩn.

3. Phòng tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ

  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 12 tháng.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho con yêu thông qua sữa và các loại thực phẩm với đầy đủ các nhóm chất: vitamin, chất khoáng; chất đạm, chất béo,…. Đồng thời, mẹ phải biết cân bằng lượng chất nạp vào cơ thể con yêu mỗi ngày.
  • Cho con yêu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
  • Cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tăng sức đề kháng, dễ dàng thích nghi.
  • Giữ cho trẻ được sinh hoạt và vui chơi trong một bầu không khí trong lành, đặc biệt không có khói thuốc lá.
  • Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, đặc biệt ở cổ, hai bên tai và hai lòng bàn chân.
  • Theo dõi, quan sát biểu hiện của trẻ khi có dấu hiệu của bệnh như sổ mũi, ho,…. để có thể kịp thời can thiệp.

Như vậy, các mẹ có thể chăm sóc cho con yêu tốt hơn nhờ những lưu ý ở trên. Hãy tăng cường sức khỏe cho trẻ, cho con yêu của bạn một môi trường trong lành, vậy thì phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ không còn là một vấn đề quá khó khăn. Chúc các mẹ thành công!

Có nên cho trẻ bổ sung sữa công thức?

Busuacongthuc

Đây là câu hỏi được khá nhiều mẹ đặt ra, nhất là những mẹ thấy con mình nhẹ cân hơn một số trẻ cùng lứa tuổi. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy, có nên cho trẻ bổ sung sữa công thức hay không, nhất là khi mẹ vẫn còn sữa cho con bú?

busuacongthuc

Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể và chất dinh dưỡng dồi dào cho con

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh và đưa ra khuyến cáo, trong 6 tháng đầu đời, mẹ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn bởi những thành phần dinh dưỡng cũng như kháng thể quan trọng trong sữa mẹ sẽ giúp con yêu chống lại rất nhiều bệnh tật và phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như tinh thần. Đây là ưu điểm vượt trội của sữa mẹ mà không có bất kỳ một loại sữa công thức nào có thể làm được điều đó.

Từ sau 6 tháng trở đi, số lượng sữa cũng như những kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giảm dần nhưng vẫn rất tốt đối với trẻ. Nếu mẹ vẫn còn đủ sữa cho con bú, hãy duy trì. Đừng vì sự chênh lệch cân nặng so với những trẻ khác cùng tháng tuổi mà bỏ qua sữa mẹ để bổ sung sữa công thức cho con yêu.

Cho con bú trực tiếp sẽ tăng thêm tình cảm giữa hai mẹ con

Cơ chế tạo sữa của cơ thể mẹ là theo nhu cầu của trẻ. Cơ thể mẹ sẽ tự động điều tiết tạo ra nguồn sữa vừa đủ để cung cấp cho con yêu.

Bên cạnh đó, khi mẹ cho con bú, tình cảm giữa trẻ và mẹ cũng sẽ thêm phần gắn kết. Mặt khác, nếu mẹ vừa cho con bú vừa kết hợp thực hiện da tiếp da, có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn và ngăn ngừa được một số bệnh nhất định. Đây là điều chỉ có được khi mẹ cho con yêu bú trực tiếp.

Bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ

Từ tháng thứ 6 trở đi, các mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm có lợi cho sự phát triển như đạm, nhóm chất bột đường, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất béo. Mặt khác có thể cho trẻ làm quen với các thức ăn đa dạng. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, lúc này, lượng thức ăn nạp vào cơ thể trẻ chỉ ở mức độ làm quen, còn sữa vẫn chiếm đến 80% nhu cầu hằng ngày. Lúc này, mẹ vẫn còn sữa cho con tu ti thì hãy khoan dùng sữa công thức.

Với 3 lưu ý trên, mẹ có thể hiểu việc bổ sung sữa công thức cho trẻ là không nên nếu mẹ vẫn còn nguồn sữa dồi dào đủ cho con bú. Bởi sữa mẹ dù đổi chất thì vẫn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ, hơn bất kỳ loại sữa nào khác.

Cách vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa

Máy hút sữa là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Nó vừa giúp duy trì nguồn sữa mẹ, vừa có lợi trong những lúc mẹ cần ra ngoài giải quyết chuyện riêng tư. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy hút sữa không đảm bảo vệ sinh, không những không mang lại hiệu quả mà còn có tác dụng ngược với sức khỏe của trẻ. Vậy, vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa đúng cách như thế nào?

Các mẹ hãy cùng Hibaby tìm hiểu những nội dung dưới đây.

  1. Hãy tiệt trùng máy hút sữa trước khi sử dụng lần đầu tiên

Bất kỳ máy hút sữa nào, dù là loại hút máy hay hút tay; khi mua về, mẹ cũng nên tiệt trùng thật kỹ trước khi chính thức sử dụng để hút sữa cho con yêu. Trong quá trình sản xuất, đóng hộp, khó tránh khỏi việc bụi bẩn bám lại trên các dụng cụ và thiết bị của máy. Do đó, nếu mẹ không vệ sinh thật kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ được vắt ra.

  1. Vệ sinh máy hút sữa trước mỗi lần sử dụng

Hãy đảm bảo rằng bình sữa và các phụ kiện liên quan, trực tiếp tiếp xúc với sữa mẹ luôn được vệ sinh thật kỹ trước mỗi lần sử dụng. Mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng hoặc cho bình sữa, phễu, nắp bình vào luộc trong nước sôi và ngâm nước ấm núm ti cùng các chi tiết khác của máy được làm bằng cao su hoặc silicon. Mẹ nhớ không nên luộc các chi tiết làm bằng cao su hoặc silicon trong nước sôi, dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu và thời gian sử dụng vô tình sẽ ngắn lại.

cach-ve-sinh-may-hut-sua

  1. Vệ sinh thật kỹ sau khi hút sữa

Bên cạnh việc vệ sinh trước mỗi lần sử dụng, mẹ cũng nên nhớ vệ sinh thật kỹ máy hút sữa sau mỗi lần hút sữa cho con yêu. Mẹ hãy vệ sinh thật kỹ bình sữa và các chi tiết của máy tiếp xúc với sữa bằng nước rửa chuyên dụng dành cho các vật dụng của trẻ hoặc các loại nước rửa, xà phòng có tính tẩy nhẹ. Sau đó, hãy tráng lại qua nước sôi để tăng khả năng diệt khuẩn.

Lưu ý: sau khi tiệt trùng hoặc vệ sinh máy, mẹ nên để các chi tiết máy được khô tự nhiên, không nên dùng khăn lau vì trong khăn có thể tồn tại một số vi khuẩn hoặc bụi bẩn không tốt.

Như vậy, Hibaby đã chia sẻ với mẹ các bước vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa đúng cách như trên. Mẹ nên áp dụng thường xuyên để bảo đảm cho con yêu luôn được nhận một nguồn sữa tuyệt vời trọn vẹn mẹ nhé!

Cách vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa

Máy hút sữa là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Nó vừa giúp duy trì nguồn sữa mẹ, vừa có lợi trong những lúc mẹ cần ra ngoài giải quyết chuyện riêng tư. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy hút sữa không đảm bảo vệ sinh, không những không mang lại hiệu quả mà còn có tác dụng ngược với sức khỏe của trẻ. Vậy, vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa đúng cách như thế nào?

Các mẹ hãy cùng Hibaby tìm hiểu những nội dung dưới đây.

  1. Hãy tiệt trùng máy hút sữa trước khi sử dụng lần đầu tiên

Bất kỳ máy hút sữa nào, dù là loại hút máy hay hút tay; khi mua về, mẹ cũng nên tiệt trùng thật kỹ trước khi chính thức sử dụng để hút sữa cho con yêu. Trong quá trình sản xuất, đóng hộp, khó tránh khỏi việc bụi bẩn bám lại trên các dụng cụ và thiết bị của máy. Do đó, nếu mẹ không vệ sinh thật kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ được vắt ra.

  1. Vệ sinh máy hút sữa trước mỗi lần sử dụng

Hãy đảm bảo rằng bình sữa và các phụ kiện liên quan, trực tiếp tiếp xúc với sữa mẹ luôn được vệ sinh thật kỹ trước mỗi lần sử dụng. Mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng hoặc cho bình sữa, phễu, nắp bình vào luộc trong nước sôi và ngâm nước ấm núm ti cùng các chi tiết khác của máy được làm bằng cao su hoặc silicon. Mẹ nhớ không nên luộc các chi tiết làm bằng cao su hoặc silicon trong nước sôi, dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu và thời gian sử dụng vô tình sẽ ngắn lại.

cach-ve-sinh-may-hut-sua

  1. Vệ sinh thật kỹ sau khi hút sữa

Bên cạnh việc vệ sinh trước mỗi lần sử dụng, mẹ cũng nên nhớ vệ sinh thật kỹ máy hút sữa sau mỗi lần hút sữa cho con yêu. Mẹ hãy vệ sinh thật kỹ bình sữa và các chi tiết của máy tiếp xúc với sữa bằng nước rửa chuyên dụng dành cho các vật dụng của trẻ hoặc các loại nước rửa, xà phòng có tính tẩy nhẹ. Sau đó, hãy tráng lại qua nước sôi để tăng khả năng diệt khuẩn.

Lưu ý: sau khi tiệt trùng hoặc vệ sinh máy, mẹ nên để các chi tiết máy được khô tự nhiên, không nên dùng khăn lau vì trong khăn có thể tồn tại một số vi khuẩn hoặc bụi bẩn không tốt.

Như vậy, Hibaby đã chia sẻ với mẹ các bước vệ sinh và tiệt trùng máy hút sữa đúng cách như trên. Mẹ nên áp dụng thường xuyên để bảo đảm cho con yêu luôn được nhận một nguồn sữa tuyệt vời trọn vẹn mẹ nhé!

Làm gì khi trẻ biếng ăn?

Biengan R

Trẻ biếng ăn thường chậm tăng cân, sức đề kháng giảm sút, cơ thể yếu ớt,…. Trẻ biếng ăn còn khiến cho việc chăm sóc trở nên khó khăn hơn, mẹ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi vì phải theo con suốt ngày. Vậy, mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn? Cần làm gì để trẻ ngon miệng, không tỏ ra sợ hãi khi đến giờ ăn?

Dưới đây là một số cách đơn giản mà mẹ có thể áp dụng.

  1. Hãy cho trẻ được đói bụng

Điều này nghe có vẻ khá lạ lẫm. Tuy nhiên, đây là lời khuyên của rất nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hầu hết các mẹ đều canh giờ chuẩn cho con ăn vì thương con, sợ con đói, sợ con không tăng cân. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn lúc trẻ vẫn còn cảm giác no bụng thì trẻ sẽ không thoải mái, dẫn đến việc không hợp tác, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Khi có cảm giác đói thì trẻ sẽ tự động ăn mà không cần ép và khi ăn cũng cảm thấy ngon miệng hơn.

Lưu ý: nếu mẹ áp dụng cách này, hãy chú ý đến con nhiều hơn vì đôi khi mẹ không thể nhận ra khi nào trẻ đang đói.

  1. Có thời gian biểu ăn uống cụ thể

Mẹ nên lập thời gian biểu cụ thể trong ngày cho trẻ tuỳ theo từng độ tuổi nhất định. Điều này có vẻ mâu thuẫn với cách “Hãy để cho trẻ được đói bụng”. Tuy nhiên, tùy theo trẻ mà mẹ có thể linh hoạt áp dụng cách thức khác nhau. Bởi việc lập thời gian biểu cho các giờ ăn trong ngày vẫn có những tác dụng nhất định trong việc hình thành và duy trì thói quen ăn uống cho trẻ:

Việc làm này giúp tạo nên thói quen ăn uống đúng giờ, hình thành cơ chế sinh học trong cơ thể trẻ. Như vậy, khi đến giờ, trẻ sẽ tự cảm thấy cần có nhu cầu được ăn, khi đó việc cho trẻ ăn sẽ rất dễ dàng.

biengan_r

  1. Không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn

Nhiều mẹ chỉ vì muốn chiều con, nghĩ rằng đáp ứng yêu cầu của trẻ thì trẻ sẽ ngoan ngoãn, dễ dàng hợp tác hơn. Do đó, các mẹ thường cho trẻ ăn vặt tùy theo ý thích, thậm chí vừa đút cơm, cháo vừa cho trẻ nhấm nháp các thức ăn vặt khác như bánh snack,…. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ thường có hứng thú với các món ăn vặt hơn mà bỏ qua việc ăn cơm hoặc thức ăn do mẹ chuẩn bị.  Bên cạnh đó, ăn vặt còn khiến trẻ bị đầy bụng, không có nhu cầu tiếp tục ăn thêm các thức ăn khác nữa.

  1. Cho bé ăn đúng cách

Nhiều mẹ hay la mắng, đánh trẻ khi trẻ biếng ăn. Đó là cách làm sai lầm và phản tác dụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng thường cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc bồng trẻ đi quanh nhà, quanh ngõ xóm để phân tán tư tưởng, dễ dàng hơn trong việc đút thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, những việc làm thế này càng khiến trẻ biếng ăn hơn vào những lần sau nếu không được đáp ứng điều trẻ muốn.

 Mẹ hãy cho trẻ ăn ở một vị trí cố định. Khi ăn, trẻ không xem tivi, điện thoại; không đưa đồ chơi cho trẻ. Mẹ cũng có thể sáng tạo và làm cho khay thức ăn của bắt mắt hơn với nhiều màu sắc.

Với 5 cách trên, Hibaby tin rằng các mẹ đã có giải đáp riêng cho mình trong việc trả lời câu hỏi”Làm gì với trẻ biếng ăn?” Hãy để mỗi bữa ăn là một trải nghiệm và là khoảng thời gian tuyệt vời của hai mẹ con.

 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tamnang R

Hẳn rất nhiều mẹ được khuyên nên tắm nắng cho con yêu. Việc làm này giúp trẻ tổng hợp canxi thông qua việc hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bảo đảm cho sự phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Vậy, tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng để phát huy tối đa lợi ích của nó mà vẫn an toàn, không làm ảnh hưởng đến làn da mỏng manh cũng như sức khỏe của con yêu?

  1. Thời điểm tắm nắng cho trẻ:

Đây là một lưu ý đặc biệt quan trọng đối với làn da và sức khỏe của trẻ mà ba mẹ nào cũng phải ghi nhớ. Bởi sức nóng của mặt trời, lượng tia UV trong ngày thường có sự thay đổi ở những thời điểm khác nhau. Không những vậy, trong các mùa khác nhau, lượng ánh nắng cũng có sự chênh lệch đáng kể.

  • Vào mùa hè: mặt trời thường lên sớm, ánh nắng có nhiệt độ cao; mẹ cần cho trẻ tắm nắng trước 7h30 sáng để đảm bảo an toànn cho con.
  • Vào mùa đông: mặt trời xuất hiện muộn hơn, cường độ nắng cũng yếu hơn, thời điểm mà ba mẹ có thể cho bé tắm nắng cho trẻ vào khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng.
  • Ngoài ra, hằng ngày, ba mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào thời điểm sau 16h là khi nắng sắp tắt. Thời điểm này lượng vitamin D tự nhiên không nhiều bằng buổi sáng nhưng vẫn rất tốt cho trẻ.

Mẹ lưu ý, thời tiết có thể thay đổi, không ổn định, mẹ nên chú ý quan sát để linh hoạt thay đổi trong giờ giấc tắm nắng cho con yêu sao cho việc tắm nắng đạt được hiệu quả nhất.

  1. Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ:

tamnang_r

  • Tuyệt đối không nên tắm nắng cho trẻ vào khoảng từ 9 giờ sáng đến 16 giờ hằng ngày bởi ánh nắng lúc này rất gay gắt, lượng tia UV mạnh có thể gây ra những tổn thương đối với làn da và sức khỏe của con yêu.
  • Thời gian tắm nắng cho trẻ trong những ngày đầu tiên sau sinh chỉ nên ở mức 10 phút mỗi lần. Khi trẻ lớn dần lên, mẹ có thể tăng thêm thời gian tắm nắng cho con yêu.
  • Mẹ không nên cởi hết toàn bộ quần áo của trẻ mà nên chỉ tắm nắng theo từng bộ phận. Trước hết mẹ có thể cho trẻ tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến bụng, lưng, rồi mới đến bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,…Với mỗi một bộ phận cơ thể, mẹ nên để trong tầm 3 đến 5 phút rồi hãy chuyển qua bộ phận khác.
  • Không nên tắm nắng cho trẻ ở nơi có gió lùa mạnh, không khí không trong lành.
  • Không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, vào mắt trẻ để đảm bảo tia cực tím không gây hại cho trẻ.
  1. Những trường hợp không tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng là một phương pháp tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với việc phát triển xương cho trẻ bởi nó giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp không nên tắm nắng cho trẻ mà mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Trẻ đang mắc phải một số căn bệnh nội tiết như basedow, bệnh eczema, herpes, dị ứng da, viêm da…. hoặc trẻ đang dùng một số thuốc kháng sinh như Quinolon. Khi trẻ đang mắc những căn bệnh này mà được mẹ cho phơi nắng sẽ gây nên những phản ứng không tốt và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ đang ốm, cảm sốt cũng không nên cho phơi nắng dù trong thời gian ngắn bởi dễ làm trẻ ốm nặng hơn.

Như vậy, các mẹ hoàn toàn có thể tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để đạt hiệu quả cao trong việc hấp thu canxi, góp phần quan trọng trong việc phát triển từng ngày của trẻ.

Nhận biết trẻ bị đau bụng

Daubugn

Trẻ sơ sinh khi bị đau bụng sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ba mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau bụng để kịp thời có cách xử lý thích hợp vì trẻ vẫn chưa biết nói, chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc và các hoạt động cơ thể.

Dưới đây là một số lưu ý mà ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc con yêu tốt hơn.

  1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng
  • Trẻ sơ sinh bị đau bụng thường hay khóc đột ngột, không có lý do rõ ràng. Trẻ khóc hơn 3 tiếng trong một ngày, hơn 3 ngày trong tuần.
  • Trẻ khóc lớn và không thể dỗ dành.
  • Chân trẻ cong lên, nổi gân trên bụng, bụng căng, ưỡn lên, sưng phồng.
  • Trẻ liên tục thay đổi tư thế, hai tay nắm chặt, nhăn mặt…..
  • Trẻ đi tiêu phân không bình thường như mọi ngày hoặc đi khí vào giai đoạn gần cuối cơn đau bụng,.
  • Trường hợp đau bụng nặng: trẻ sốt, nôn ói, da và niêm mạc trẻ có thể tái nhợt.

daubugn

  1. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đau bụng

Với những trường hợp nặng, ba mẹ phải đưa con yêu đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu trẻ đau bụng bình thường thì ba mẹ có thể xử lý tại nhà dựa trên những biểu hiện của con yêu:

  • Cho trẻ bú từ tốn, không vội vã. Nếu trẻ bú bình, hãy đảm bảo trẻ không nuốt khí vào bụng trong khi bú, tránh trường hợp đầy bụng, chướng hơi và nấc cụt.
  • Tạo không gian yên tĩnh: việc hạn chế tiếng ồn lớn và ánh sáng mạnh tác động lên trẻ có thể giúp giảm bớt những sự kích thích gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
  • Mát xa bụng và lưng: Xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ giúp xoa dịu trẻ trước những cơn đau bụng do đầy hơi, giúp trẻ ợ hơi ra ngoài. Ngoài ra, mẹ có thể nắm tay lại, vỗ nhẹ lưng trẻ từ dưới lên trên để trẻ ợ hơi, giúp khí từ dạ dày thoát ra nhanh hơn.
  • Tắm bằng nước ấm, khi tắm kết hợp mát-xa nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Chú ý đến chế độ ăn của trẻ: mẹ nên vệ sinh thật kỹ các dụng cụ ăn uống của con yêu. Đồng thời nên rà soát và đảm bảo tất cả thực phẩm ăn dặm của trẻ đều an toàn, phù hợp.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt nên rất khó tránh khỏi những cơn đau bụng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những lúc như vậy, bố mẹ cần bình tĩnh và học cách nhận biết trẻ bị đau bụng sẽ như thế nào để có thể xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các mối nguy hại cho con yêu.

 

Các tín hiệu quan trọng của trẻ sơ sinh

Tinhieu

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nhưng đã có thể thể hiện được các cung bậc cảm xúc khác nhau với người thân. Bé có thể cười, khóc và nhõng nhẽo để bày tỏ một trạng thái nào đó, như: vui vẻ, khó chịu, mừng rỡ,…… Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết và hiểu rõ các biểu hiện của con yêu để đáp lại. Dưới đây là các tín hiệu quan trọng của trẻ sơ sinh mà Hibaby muốn chia sẻ với các mẹ.

  1. Trẻ mỉm cười

Từ tuần thứ 6 hoặc thứ 8, bé đã biết cười, thậm chí cười thành tiếng nhỏ. Lúc này, nụ cười của con yêu là dấu hiệu cho thấy sự thỏa mãn về mặt thể chất. Dần dần, theo thời gian, trẻ sẽ cười nhiều hơn khi được gần gũi, tiếp xúc với những người thân yêu như ba, mẹ, ông, bà,….

  1. Trẻ bắt chước

Từ giữa tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, con yêu đã có thể bắt chước một số biểu hiện và hành động của người lớn. Trẻ bắt đầu biết sợ và buồn bã.

Từ thời điểm này trở đi, biểu cảm của người thân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ.

tinhieu

  1. Giật mình

Trẻ có thể bị giật mình khi đột ngột nghe thấy âm thanh lớn hoặc ánh sáng mạnh vụt qua. Đây là phản xạ của trẻ trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Từ 3 đến 6 tháng, trẻ sẽ giảm dần số lần giật mình, chỉ thỉnh thoảng xảy ra khi trẻ ngủ.

  1. Quấy khóc

Đây là biểu hiện thường thấy của trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ có thể khóc vì một số lý do: đói bụng, đau hoặc khó chịu, tả bẩn. Ngoài ra, khi trẻ buồn ngủ nhưng chưa được đặt vào đúng vị trí thường ngày để bắt đầu giấc ngủ thì cũng có thể quấy khóc để thể hiện cho người thân biết.

  1. Tìm kiếm

Đây là một phản xạ rất quan trọng của trẻ. Phản xạ này đã có ngay từ khi trẻ vừa chào đời, thể hiện ở chỗ tìm vú mẹ khi vừa sinh ra, được da tiếp da với mẹ. Khi trẻ lớn hơn, phản xạ này sẽ mất dần đi, mà bé sẽ chỉ quay đầu tìm kiếm khi đói hoặc nghe ai đó gọi.

  1. Gãi tai hoặc dụi mắt

Trẻ sẽ có biểu hiện này khi bắt đầu thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Những lúc như vậy, mẹ cần ru trẻ thì trẻ sẽ sớm đi vào giấc ngủ mà không quấy khóc, nhõng nhẽo. Tuy nhiên, nếu con yêu vừa gãi tai dụi mắt kèm theo khóc liên tục thì mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

  1. Bập bẹ đáp lại người lớn

Từ giữa tháng thứ 2 và thứ 3, trẻ bắt đầu có phản ứng với những câu nói của người thân. Sang tháng thứ 4 trở đi, phản ứng này ngày càng rõ rệt hơn. Càng ngày, âm điệu của trẻ cũng sẽ thể hiện rõ ràng hơn các cảm xúc khác nhau như vui, giận, háo hức, phấn khích,…..

Những tín hiệu quan trọng này của trẻ sơ sinh có thể giúp mẹ và những người chăm sóc hiểu rõ hơn nhu cầu của con yêu vào thời điểm trẻ biểu hiện cảm xúc của mình. Mẹ hãy nhớ kỹ để đáp ứng lại các tín hiệu của trẻ một cách nhanh nhất mẹ nhé.

Trẻ hay gãi mạnh lên tai

Gaitai1

Có lẽ không ít lần mẹ rất lo lắng khi thấy con yêu hay đưa tay lên gãi mạnh hai bên tai, thậm chí là trên đầu và cả dụi mắt. Vì sao lại thế? Đó có thể là biểu hiện rất đỗi bình thường hoặc trẻ có những sự khó chịu mà mẹ không biết được. Vậy, mẹ cần làm gì khi trẻ hay gãi mạnh lên tai?

Nguyên nhân và cách xử lý trẻ hay gãi mạnh lên tai:

  • Trẻ chỉ gãi mạnh lên tai nhưng không quấy khóc, khả năng là có quá nhiều ráy tai và chúng có thể nằm sâu bên trong khiến con yêu khó chịu. Trong trường hợp này, mẹ nên soi tai bằng dụng cụ lấy ráy tai để kiểm tra xem có phải do ráy tai nhiều rồi đưa trẻ đi khám để các bác sĩ giúp lấy ráy tai cho trẻ. Mẹ không nên tự ý lấy ráy tai, dễ gây nguy hiểm cho con yêu.
  • Trẻ có cơ địa dễ dị ứng, thậm chí là dị ứng với bụi nhà, do dung dịch tắm rửa hằng ngày hoặc các loại hóa phẩm giặt đồ,…. Mẹ hãy theo dõi thật kỹ để nhận biết trẻ có thật sự bị dị ứng không, hoặc cho trẻ đi khám để chẩn đoán. Nếu đúng, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Trẻ có các vấn đề ở tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài,…. Lúc này, trẻ thường kèm theo sốt, quấy khóc vì đau. Mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác.

gaitai1

Cách phòng ngừa các bệnh lý về tai cho trẻ:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ có chứa các kháng thể đặc biệt, có khả năng bảo vệ cơ thể con yêu trước các nguy cơ nhiễm trùng kể cả các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý ở tai.
  • Cho con bú đúng tư thế: với việc làm này, mẹ có thể ngăn không cho sữa chảy vào tai của trẻ, tránh nhiễm trùng. Mẹ cũng tránh để bình sữa, bình nước trong nôi, cũi của trẻ để tránh sữa, nước rơi vào tai con yêu.
  • Không cho con yêu tiếp xúc với khói thuốc lá. Thuốc lá được xác định là nguyên nhân làm gia tăng các nguy cơ gây ra những vấn đề về tai, cũng như các vấn đề trong hệ hô hấp và gây nhiễm trùng cho trẻ.
  • Mẹ cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, gọn sàng, tránh bụi bặm.
  • Nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin, đặc biệt là vắc xin pneumococcal có thể giúp trẻ ngăn ngừa chứng nhiễm trùng tai gây ra bởi các loại vi khuẩn nhất định.

Trẻ hay gãi mạnh lên tai có thể là một biểu hiện bệnh lý hoặc chỉ đơn giản là sự khó chịu không đáng kể vì ráy tai quá nhiều. Dù là gì, mẹ cũng nên cho trẻ đi kiểm tra để biết được chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0