Thời gian mọc răng của trẻ

Mocrang

Theo dõi con yêu trong từng chặng phát triển của cuộc đời là trải nghiệm quý giá và hạnh phúc nhất của người làm mẹ. Tuy nhiên, có những trẻ phát triển nhanh hơn hoặc cũng có trẻ chậm hơn so với một số trẻ khác có cùng độ tuổi làm mẹ không khỏi lo lắng. Việc mọc răng sữa của con yêu cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Vậy, thời gian mọc răng của trẻ như thế nào?

Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về thời điểm quan trọng này của con yêu để có những sự chuẩn bị tốt nhất.

  1. Dấu hiệu mọc răng
  • Trẻ chảy dãi nhiều: việc những mầm răng muốn nhú lên khỏi lợi sẽ kích thích miệng bé chảy nhiều nước dãi.
  • Cằm bé bị nổi mẩn: khi nước dãi chảy ra quá nhiều mà mẹ chưa kịp lau sạch, chúng sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi chảy xuống cổ gây ra nổi mẩn đỏ tại những vùng da ấy của con yêu.
  • Chán ăn: khi mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu, thậm chí thấy đau. Chính điều này khiến trẻ không muốn ngậm ti mẹ và cả núm vú giả vì chúng khiến cảm giác của trẻ tệ hơn, dẫn đến tình trạng chán ăn ở trẻ.
  • Thích nhai cắn: chính sự khó chịu khi những mầm răng muốn xé lợi để nhú lên sẽ khiến con không thoải mái, do đó, trẻ sẽ muốn gặm bất cứ thứ gì có trong tay, đôi khi là nhai cắn cả ti mẹ. Những lúc này mẹ hãy bình tĩnh, đừng nạt nộ lớn tiếng làm con yêu hoảng sợ.
  • Ho: trẻ dễ dàng bị ho hơn vì nước dãi trong miệng quá nhiều. Đây là nguyên nhân gây nên sự khó chịu, không thoải mái ở trẻ làm trẻ ho.
  1. Thời điểm mọc răng của trẻ:

mocrang

Dưới đây là thời gian mọc răng chuẩn của bé. Tuy nhiên, có một số bé sớm mọc răng hơn, cũng có trường hợp ngược lại, bé mọc răng trễ hơn mức chuẩn này. Mẹ cần chú ý theo dõi để đưa con đi khám nếu thấy bé mọc răng quá muộn. Khi trẻ đã một tuổi mà vẫn chưa thấy chiếc răng nào nhú lên thì mẹ cần tìm đến lời khuyên của các bác sĩ để kịp thời điều chỉnh cho bé yêu phát triển đúng nhịp.

– 4 chiếc răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: sẽ mọc trong giai đoạn trẻ được 5 đến 8 tháng

– 4 chiếc răng cửa bên: từ 7 đến 10 tháng

– 4 chiếc răng hàm đầu tiên: từ 12 đến 16 tháng

– 4 chiếc răng nanh: từ 14 đến 20 tháng

– 4 chiếc răng hàm thứ 2: từ 20 đến 32 tháng

Trên đây là một số lưu ý về thời gian mọc răng của trẻ. Mẹ cần thường xuyên cho bé tắm nắng và bú đầy đủ để không xảy ra trường hợp thiếu hụt canxi khiến thời gian mọc răng của con yêu bị chậm lại.

Có nên tiếp tục cho con bú khi sớm mang thai lại?

Chobukhimangthai

“Có nên tiếp tục cho con bú khi sớm mang thai lại” là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Vậy, đâu mới là câu trả lời chính xác nhất? Liệu việc cho con bú trong giai đoạn này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con? Hoặc nếu cai sữa cho con ngay giai đoạn này thì có quá thiệt thòi cho bé khi còn quá nhỏ?

Bé lớn hoàn toàn có thể bú sữa non

Nhiều mẹ lo lắng nguồn sữa non dành cho đứa con sắp ra đời sẽ mất đi nếu tiếp tục cho bé bú mẹ. Theo các chuyên gia, nguồn sữa non sẽ tiếp tục hình thành cho đến hết thai kỳ, lúc bé yêu chào đời. Đây là lớp sữa có nguồn dinh dưỡng và kháng thể vô cùng dồi dào.

Tuy nhiên, lượng sữa tiết ra vào giai đoạn này cũng như mùi vị của nó sẽ có sự thay đổi đáng kể, bé lớn có thể sẽ tự động từ chối việc bú mẹ.

Có thể cho 2 bé bú song song

Nếu xác định cho 2 bé bú song song thì mẹ nên duy trì thời gian cho bú của bé lớn ở một mức tương đối hoặc nên cai sữa cho bé trước khi em nhỏ chào đời, sao cho bé không cảm thấy thiệt thòi, tủi thân khi mẹ cai sữa cho bé lúc vẫn đang cho em bú. Bé sẽ mặc nhiên nghĩ rằng mình bị bỏ rơi và mẹ chỉ quan tâm đến em nhỏ. Điều này sẽ gây ra tổn thương tinh thần khá lớn cho bé.

Mẹ hoàn toàn khỏe mạnh khi cho bú song song

Cơ chế tạo sữa của cơ thể mẹ là nhu cầu của trẻ càng lớn thì sữa sẽ được tạo ra ngày càng nhiều. Não bộ sẽ tự động điều chỉnh và tiết ra sữa nhiều hơn khi bé bú hết sữa trong bầu ngực mẹ. Do đó, chỉ cần mẹ vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày, uống đủ nước thì việc cho bú song song sẽ hoàn toàn không gây hại gì đến sức khỏe của mẹ cả.

chobukhimangthai

Những khó khăn thường gặp khi cho bú song song

Các mẹ vẫn hay nghe về việc kích thích đầu ti dễ gây ra chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. Tuy nhiên, sự kích thích tuyến vú ở mức độ vừa phải chỉ tạo nên những cơn co thắt nhẹ không đáng kể và sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì có hại cho bé yêu chưa chào đời. Trường hợp mẹ nào đã từng có tiền sử sảy thai, chuyển dạ sớm, tăng cân ít trong suốt thai kỳ hay từng bị chảy máu thai kỳ thì mới nên cân nhắc việc có nên tiếp tục cho bé bú hay không.

Như vậy, khi mẹ sớm mang thai trở lại lúc vẫn còn cho con bú thì cũng hãy cứ an tâm việc này không mang lại hậu quả gì cho cả mẹ và hai bé. Nhưng nếu mẹ không an tâm, tốt nhất hãy trữ sữa cho bé lớn ngay từ khi con chào đời bằng cách vắt sữa và bảo quản lạnh, cho bé dùng dần theo thời gian. Vậy thì mẹ không cần phải lo lắng, loay hoay tìm đáp án cho câu hỏi “Có nên tiếp tục cho con bú khi sớm mang thai lại?” nữa rồi.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Thoi Gian Ngu

Trẻ sơ sinh ngoài nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ thì giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, có nhiều trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, ngủ quá ít hoặc quá nhiều. Vậy, đâu là mức chuẩn cho thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Những chia sẻ sau đây về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh đã được các chuyên gia đúc kết sau thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu.

  • Bé 1 tháng tuổi: từ 10,5 tiếng đến 18 tiếng mỗi ngày

Ban ngày khoảng hơn 6 tiếng

Ban đêm khoảng hơn 8 tiếng.

Giai đoạn này có thể bé đã biết phân biệt ngày đêm và ngủ nhiều hơn vào ban đêm.

  • Bé 2 tháng tuổi: từ 10,5 tiếng đến 18 tiếng mỗi ngày

Thời gian ngủ ban ngày ít hơn, khoảng hơn 5 tiếng

Thời gian ngủ ban đêm kéo dài hơn, khoảng 10 tiếng

Giữa tuần 6-8, bé phân biệt ngày-đêm rõ ràng hơn và sẽ dần hoàn thiện kỹ năng này khi bé đạt khoảng 10 tuần tuổi.

thoi-gian-ngu

  • Bé 3 tháng tuổi: từ 10 đến 16 tiếng mỗi ngày

Ban ngày ngủ ít nhất 5 tiếng

Ban đêm ngủ 10 tiếng (Hầu hết ngủ liền 6 đến 8 tiếng mỗi đêm)

Bắt đầu rèn cho bé ngủ đúng giờ từ thời điểm này là tốt nhất

  • Bé 6 tháng tuổi: từ 13 đến 14 tiếng mỗi ngày

Thời gian ngủ ban ngày ít hơn, khoảng 4 tiếng

Thời gian ngủ ban đêm xuyên suốt 10 tiếng

Đến thời điểm này, bé đã có lịch ngủ khá ổn định, không còn bị xáo trộn quá nhiều trừ những lúc bé có những thay đổi trong kỹ năng hoặc không khỏe.

  • Bé 9 tháng tuổi: từ 13 đến 14 tiếng mỗi ngày

Ban ngày ngủ gần 3 tiếng

Ban đêm ngủ hơn 11 tiếng

Giấc ngủ ngày chỉ còn 1 giấc sáng và 1 giấc trưa.

  • Bé 12 tháng tuổi: từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày

Thời gian cho giấc ngủ ban ngày là hơn 2 tiếng

Ban đêm bé sẽ ngủ hơn 11 tiếng

Từ thời điểm 1 tuổi trở đi, có thể ban ngày bé chỉ còn 1 giấc ngủ trưa.

  • Bé 18 tháng tuổi: khoảng 12 đến 13 tiếng mỗi ngày

Ban ngày bé ngủ từ 1 đến 2 tiếng

Ban đêm bé ngủ khoảng hơn 11 tiếng

Từ tháng này, thời gian ngủ của bé ít dần lại, khoảng 12 đến 13 tiếng một ngày. Thời gian ngủ ban ngày còn rất ngắn, thay vào đó là giấc ngủ đêm được kéo dài ra.

Như vậy, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo thời gian. Càng lớn, giấc ngủ của bé sẽ ngắn lại vào ban ngày và tăng lên vào ban đêm để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Các mẹ nên nắm rõ các mức thời gian này để linh hoạt trong việc chăm sóc giấc ngủ cho con yêu.

Lời khuyên khi cho con bú (Phần II)

Loi Khuyen1 R

Việc cho con bú có rất nhiều điều đáng để các mẹ lưu tâm để mỗi lần cho con bú là mỗi lần tình mẹ-con thêm gắn chặt. Bên cạnh đó, mẹ thoải mái, con nhận được đủ lượng sữa cần thiết cho sự phát triển. Những lời khuyên khi cho con bú tiếp theo đây sẽ làm rõ hơn một số vấn đề còn lại mà các mẹ nên biết.

  1. Thời gian bú trung bình từ 10 đến 20 phút

Hãy cho con bú trong khoảng thời gian trung bình từ 10 đến 20 phút tùy theo lực bú của trẻ như thế nào. Hãy cho bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên kia, tránh trường hợp bú một lúc 2 bên khi bé vẫn chưa nhận được lượng sữa cuối có tác dụng giúp trẻ tăng cân, chóng lớn. Ở lần bú sau, hãy cho bé bú ở bên còn lại trước.

Trường hợp trẻ bú một bên vẫn còn đói, hãy chuyển bên.

  1. Đừng lạm dụng núm vú nhân tạo

Nhiều mẹ vì muốn nhàn hoặc do điều kiện công việc nên muốn tập cho con sớm làm quen với bình sữa. Tuy nhiên, một lời khuyên là không nên tập cho trẻ sử dụng núm vú nhân tạo quá sớm, tránh để trẻ khó ngậm bắt vú mẹ sau này. Trẻ không mút vú tốt sẽ làm mẹ bị căng tức vú, gây cho mẹ nhiều khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ và dễ dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.

loi-khuyen1_r

  1. Chăm sóc núm vú của bạn khỏe mạnh, sạch sẽ

Trước và sau khi cho bé bú, hãy dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú. Tuyệt đối, không nên bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú.

Hãy nhỏ một vài giọt sữa mẹ và xoa lên quầng vú sau đó để tự khô. Không nên mặc áo ngực có gọng, mút mà hãy áo lót thoải mái có thể dễ dàng cho con bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu. Một chiếc áo lót quá chật có thể làm tắc các ống dẫn sữa.

  1. Những dấu hiệu trẻ đã bú đủ sữa?
  • Con yêu đi vệ sịnh ít nhất 6 chiếc tã một ngày.
  • Sau khi bú, bé ngủ ngon, say giấc hoặc vui chơi tươi tỉnh, không quấy khóc.
  • Bé tăng cân đều đặn. Không cần vượt chuẩn, chỉ cần bé khỏe mạnh và đạt cân nặng chuẩn theo bảng cân nặng của WHO là được.
  • Bé đã bú từ 10-20 phút mỗi lần.

Với những lời khuyên khi cho con bú trên đây, hy vọng các mẹ luôn có những khoảng thời gian cho con bú thật hạnh phúc và thoải mái. Hãy luôn giữ cho tinh thần các mẹ ở trạng thái tốt nhất để nguồn sữa con yêu nhận được thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Lời khuyên khi cho con bú (Phần I)

Loikhuyen1

Cho con bú là một trong những thiêng chức rất thiêng liêng của người làm mẹ. Nhưng không phải người mẹ nào cũng nắm rõ một số vấn đề quan trọng trong suốt quá trình đó. Những lời khuyên khi cho con bú dưới đây có thể giúp các mẹ hiểu rõ hơn và thực hiện đúng việc cho con bú để thiêng chức tuyệt vời này càng thêm phần ý nghĩa.

  1. Hãy cho con bú sau khi sinh khoảng từ 30 phút đến 1 giờ

Một số mẹ thường chờ “sữa xuống”, tức là 1-2 ngày sau khi sinh mới cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con yêu. Khi trẻ bú muộn sẽ không nhận được nguồn sữa non quý giá có chứa nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da.

Việc cho bú sớm còn giúp kích thích sự tiết sữa ở mẹ và con yêu sẽ sớm nhận được nguồn sữa ngày càng nhiều hơn.

  1. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không cần ăn bổ sung bất cứ thứ gì khác

Ngoài sữa mẹ, trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần được bổ sung bất cứ loại thức ăn hay nước uống nào khác như sữa bột, nước đường, nước cam thảo…

Khi bổ sung thức ăn khác ngoài sữa mẹ, trẻ sẽ mất cảm giác thích thú sữa mẹ vì không còn cảm thấy đói và sữa mẹ sẽ theo đó tiết ra ngày một ít hơn. Bên cạnh đó, có thể trẻ sẽ hình thành khả năng không dung nạp chất protein trong sữa mẹ và dễ bị chàm, dị ứng.

  1. Hãy bế con đúng tư thế khi cho bú

Mẹ phải bế sao cho đầu và thân bé trên một đường thẳng, bụng bé áp sát bụng mẹ, mặt bé đối diện với vú, môi đối diện núm vú. Dùng tay đỡ đầu, thân và mông bé. Khi bú đúng, trẻ vừa thoải mái lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức núm vú cho mẹ.

Trẻ ngậm bắt vú đúng cách khi: miệng mở rộng; cằm chạm vào vú mẹ; môi dưới đưa ra ngoài; ngậm cả quầng vú, quầng vú còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới; má phồng ra; khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

  1. Cho con bú theo giờ

loikhuyen1

Trong vài tuần đầu sau sinh, mẹ hãy cố gắng cho con bú theo giờ đều đặn, từ 2 đến 3 giờ một lần, khoảng 8 đến 12 lần trong một ngày. Sau khoảng thời gian này, hãy cho bé bú theo nhu cầu. Hãy quan sát biểu hiện của con yêu để biết khi nào con đói. Bé bú khi đói thì động tác bú sẽ mạnh hơn, giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy, trẻ sẽ nhận được lượng sữa mẹ nhiều hơn cả trong những lần sau (Lưu ý: nên hút cạn bầu ngực khi sẽ bú không hết để góp phần cho việc tạo sữa).

(còn nữa)

Một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 2)

Nuoiconsuame

Ở phần 2 này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ. Với những chia sẻ này, tin chắc các mẹ sẽ có thêm một lượng kiến thức vô cùng cần thiết trong việc cho con tu ti nguồn dưỡng chất và kháng thể quý giá nhất.

5. Mẹ cần làm gì khi có quá nhiều sữa

Mẹ bị ít sữa là một vấn đề vô cùng nan giải nhưng việc mẹ có quá nhiều sữa cũng không phải chuyện đơn giản. Việc sữa về quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con yêu. Tốt nhất trước khi cho con tu ti, mẹ hãy dùng máy bắt sữa hoặc dùng tay vắt bớt sữa ra để con không phải bú quá nhiều lớp sữa trong mà không kịp nạp phần chất béo với nhiều dưỡng chất quan trọng ở lớp sữa sau. Bên cạnh đó, sữa quá nhiều còn khiến mẹ dễ bị căng tức ngực khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến viêm vú.

6. Cho con bú như thế nào là đúng chuẩn?

  • Ôm con trước ngực, sao cho cằm của con áp vào ngực mẹ. Lưu ý, không nên để ngực mẹ chạm vào mũi con gây khó chịu cho con trong lúc bú.

nuoiconsuame

  • Đưa nhẹ đầu vú vào miệng con, sao cho quầng vú nằm gọn trong miệng. Tránh để con phát ra tiếng chóp chép khi đang bú.
  • Dùng tay đỡ lưng và vai cho con sao cho vai, lưng của con nằm trên một đường thẳng.
  • Khi muốn cho con ngưng bú, hãy dùng ngón tay út chèn vào giữa hai hàng nướu và tách đầu vú ra khỏi miệng của con.

7. Mẹ cần làm gì khi bị thiếu sữa?

Đây là vấn đề rất nan giải mà nhiều mẹ nuôi con bú hay gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác là do thực phẩm, thức uống hay tình trạng sức khỏe. Và dĩ nhiên, có rất nhiều cách để cải thiện vấn đề này. Mẹ có thể tìm hiểu các thực phẩm, thức uống lợi sữa trong các chủ đề “Ăn gì để tăng lượng sữa cho con bú”, “Tự làm thức uống lợi sữa ngon, rẻ, đơn giản”, “Làm thế nào để kích sữa và tăng nguồn sữa?”… mà Hibaby đã từng chia sẻ.

8. Vì sao nên nuôi con bằng sữa mẹ?

Đây là câu hỏi quan trọng mà nhiều mẹ vẫn chưa thể tự giải đáp cho mình rồi loay hoay đi tìm nguồn sữa công thức với hy vọng con chóng lên cân. Theo nhiều nghiên cứu, sữa mẹ chứa hơn 200 dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của con yêu trong những năm đầu đời, kể cả về thể chất và trí thông minh. Vì vậy, hãy cứ cho con bú nếu mẹ vẫn còn duy trì được nguồn sữa.

Như vậy, những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ là những vấn đề chung mà nhiều người đặt ra, nhất là những bà mẹ trẻ còn khá nhiều bỡ ngỡ với thiêng chức cao quý này. Các mẹ hãy luôn tự tin và dành hết tình yêu thương cho con, đơn giản nhất, hãy cho con bú. Đây thực sự là một trải nghiệm rất tuyệt vời.

Một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 1)

Nuoicon2

Nuôi con bằng sữa mẹ là cả một quá trình tuyệt vời và vô cùng thiêng liêng mà người mẹ nào cũng muốn một lần trải qua. Những trải nghiệm có được trong suốt quá trình đó giúp cho tình mẹ con được gắn kết và nâng lên thêm một bậc. Bài viết “một số thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ” dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích mà không phải ai cũng biết. Những thông tin này sẽ giúp mẹ vững vàng hơn trong quá trình đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy.

  1. Chế độ dinh dưỡng khi nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào?

Mẹ cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt và phải chú ý đến nhiều thứ. Bởi những gì mẹ ăn hoặc uống đều có thể tiết qua sữa, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa được tạo ra, ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ nên bổ sung thêm từ 200 đến 250 calories mỗi bữa ăn trong suốt giai đoạn cho con bú. Ngoài việc bổ sung những món ăn, thức uống lợi sữa thì mẹ cũng cần tránh những thực phẩm gây mất sữa.

nuoicon2

  1. Cho con bú bao nhiêu là đủ?

Mỗi trẻ có nhu cầu về lượng sữa trong mỗi cữ bú rất khác nhau. Tùy thể trạng mà có trẻ bú nhiều, có trẻ bú ít, mẹ không nên so sánh giữa con mình và những đứa trẻ xung quanh. Chỉ cẩn sau khi bú, con ngủ ngon, say giấc hoặc chơi đùa vui vẻ, không quấy khóc nghĩa là con đã bú đủ no.

Mức bú trung bình theo khuyến cáo của các chuyên gia là 750ml sữa mỗi ngày cho các bé từ 1 đến 6 tháng tuổi. Sau độ tuổi này, lượng sữa có thể ít lại do bé đã bắt đầu ăn dặm.

  1. Ngực mẹ nhỏ có ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú hay không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Hãy nên nhớ, kích cỡ vòng một hoàn toàn không ảnh hưởng đến lượng sữa cho con yêu tu ti. Bởi lượng sữa trong cơ thể mẹ được tiết ra theo đúng nhu cầu của con yêu. Do đó, nếu vì một lý do nào đấy mà con không bú hết sữa trong bầu ngực, hãy hút ra, tạo khoảng trống cho việc tạo sữa ở những lần sau. Não bạn sẽ có chức năng nhận lấy tín hiệu này và tiết sữa theo đúng nhu cầu.

  1. Cho con bú có đau không?

Một số mẹ khi mới lần đầu cho con bú, vì chưa quen, tư thế chưa đúng dẫn đến việc bị đau đầu ti. Việc này có thể dẫn đến tâm lý sợ cho con bú nơi mẹ. Những lúc này hãy dừng cho con bú và thử lại với một tư thế khác, một vị trí ngậm bắt vú khác để xem tình hình có cải thiện không. Bởi khi bé bú đúng thì lượng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn và mẹ sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau đầu ti nữa.

(còn nữa)

Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?

Luoi Bu

            Trong suốt quá trình cho con bú, có những lúc bé không chịu ngậm ti mà phải đút bằng thìa, gây khó khăn cho mẹ, nhất là vào những cữ bú ban đêm. Vậy, vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Giải đáp được những thắc mắc này sẽ phần nào giúp mẹ an tâm hơn và có những biện pháp thích hợp, kịp thời để đảm bảo cho sức khỏe con yêu.

  1. Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh khi đến giai đoạn mọc răng sẽ bị ngứa lợi (nếu). Lợi có thể bị sưng hoặc viêm, gây đau và làm các bé khó chịu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bé chán ăn và lười bú.

  1. Bầu ngực mẹ có mùi lạ

Khi mẹ dùng các loại nước hoa, kem dưỡng làm ngực có mùi lạ thì con yêu sẽ bị phân tâm, dẫn đến việc không có hứng thú bú mẹ. Hoặc có thể do mẹ vệ sinh không kỹ khiến cho bầu ngực có mùi khó chịu làm bé không muốn bú.

luoi-bu

  1. Bé bị ốm

Khi bé gặp các vấn đề trong miệng như tưa lưỡi, các bệnh về tai, mũi (nghẹt mũi, sổ mũi,…) sẽ khiến bé gặp khó khăn hơn trong khi bú dẫn đến việc bé lười bú. Bên cạnh đó, khi trẻ bị một số bệnh khác làm cơ thể mệt mỏi cũng sẽ dẫn đến việc lười bú và hay quấy khóc.

  1. Tư thế bú không đúng

Khi mẹ cho bé bú với tư thế không đúng gây khó khăn trong quá trình bú, làm bé cảm thấy không thoải mái thì cũng dễ dẫn đến tình trạng lười bú theo thời gian. Do đó, mẹ cần tự điều chỉnh tư thế phù hợp khi nhận thấy những dấu hiệu lạ từ con trong suốt quá trình cho bú.

  1. Sữa có mùi vị lạ

Đôi khi mẹ nạp vào cơ thể một số món ăn có chất tanh, một số chất kích thích như bia, rượu hoặc có chứa các gia vị cay nồng. Những lúc ấy, sữa tiết ra cũng sẽ bị ảnh hưởng và có vị lạ. Con yêu rất nhạy cảm với sữa mẹ nên dễ dàng nhận ra sự thay đổi này và trở nên lười bú hơn.

  1. Lịch bú bất thường

Mẹ không nên cho bé bú theo lịch quá cứng nhắc nhưng cũng không nên quá thất thường về thời gian của các cữ bú. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém làm cho bé lười bú.

  1. Tâm trạng của mẹ không tốt

Mẹ cho con bú tuyệt đối không nên để tâm trạng xấu đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí có thể gây hại cho con. Bên cạnh đó, việc mẹ quát mắng bé khi bị bé cắn,… sẽ khiến bé sợ hãi, căng thẳng khi bú mẹ và dần sẽ trở nên lười bú hơn hẳn.

Như vậy, các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?”. Nếu con yêu đột nhiên trở nên lười bú, khoan vội lo lắng, hoang mang vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, bạn sẽ tự biết cách để khắc phục đúng đắn và việc cho con yêu bú trở lại không còn là một vấn đề quá khó khăn nữa.

Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?

Luoi Bu

            Trong suốt quá trình cho con bú, có những lúc bé không chịu ngậm ti mà phải đút bằng thìa, gây khó khăn cho mẹ, nhất là vào những cữ bú ban đêm. Vậy, vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Giải đáp được những thắc mắc này sẽ phần nào giúp mẹ an tâm hơn và có những biện pháp thích hợp, kịp thời để đảm bảo cho sức khỏe con yêu.

  1. Trẻ mọc răng

Trẻ sơ sinh khi đến giai đoạn mọc răng sẽ bị ngứa lợi (nếu). Lợi có thể bị sưng hoặc viêm, gây đau và làm các bé khó chịu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bé chán ăn và lười bú.

  1. Bầu ngực mẹ có mùi lạ

Khi mẹ dùng các loại nước hoa, kem dưỡng làm ngực có mùi lạ thì con yêu sẽ bị phân tâm, dẫn đến việc không có hứng thú bú mẹ. Hoặc có thể do mẹ vệ sinh không kỹ khiến cho bầu ngực có mùi khó chịu làm bé không muốn bú.

luoi-bu

  1. Bé bị ốm

Khi bé gặp các vấn đề trong miệng như tưa lưỡi, các bệnh về tai, mũi (nghẹt mũi, sổ mũi,…) sẽ khiến bé gặp khó khăn hơn trong khi bú dẫn đến việc bé lười bú. Bên cạnh đó, khi trẻ bị một số bệnh khác làm cơ thể mệt mỏi cũng sẽ dẫn đến việc lười bú và hay quấy khóc.

  1. Tư thế bú không đúng

Khi mẹ cho bé bú với tư thế không đúng gây khó khăn trong quá trình bú, làm bé cảm thấy không thoải mái thì cũng dễ dẫn đến tình trạng lười bú theo thời gian. Do đó, mẹ cần tự điều chỉnh tư thế phù hợp khi nhận thấy những dấu hiệu lạ từ con trong suốt quá trình cho bú.

  1. Sữa có mùi vị lạ

Đôi khi mẹ nạp vào cơ thể một số món ăn có chất tanh, một số chất kích thích như bia, rượu hoặc có chứa các gia vị cay nồng. Những lúc ấy, sữa tiết ra cũng sẽ bị ảnh hưởng và có vị lạ. Con yêu rất nhạy cảm với sữa mẹ nên dễ dàng nhận ra sự thay đổi này và trở nên lười bú hơn.

  1. Lịch bú bất thường

Mẹ không nên cho bé bú theo lịch quá cứng nhắc nhưng cũng không nên quá thất thường về thời gian của các cữ bú. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém làm cho bé lười bú.

  1. Tâm trạng của mẹ không tốt

Mẹ cho con bú tuyệt đối không nên để tâm trạng xấu đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí có thể gây hại cho con. Bên cạnh đó, việc mẹ quát mắng bé khi bị bé cắn,… sẽ khiến bé sợ hãi, căng thẳng khi bú mẹ và dần sẽ trở nên lười bú hơn hẳn.

Như vậy, các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Vì sao trẻ sơ sinh lười bú mẹ?”. Nếu con yêu đột nhiên trở nên lười bú, khoan vội lo lắng, hoang mang vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, bạn sẽ tự biết cách để khắc phục đúng đắn và việc cho con yêu bú trở lại không còn là một vấn đề quá khó khăn nữa.

Tập cho bé bú bình

Bubinh

Tập cho bé bú bình là một vấn đề khá nan giải với các mẹ khi chuẩn bị trở lại với công việc. Đối với các bé đã quen bú mẹ trực tiếp thì việc chuyển sang bú bình là cả một giai đoạn khó khăn.

Dưới đây là một số chia sẻ về cách tập cho bé bú bình mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con yêu.

  1. Bước 1: chuẩn bị làm quen
  • Ngậm ti giả:

Đầu tiên, bạn cần cho bé quen dần với ti giả vì ti mẹ với ti giả có một sự khác nhau rất lớn. Dù được làm bằng chất liệu gì thì ti giả cũng không thể hoàn toàn giống với ti mẹ, đặc biệt với những trẻ lớn tháng, đã có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa ti mẹ và ti giả.

bubinh

  • Làm quen với bình sữa

Trước khi chính thức cho bé bú bình, hãy tập cho bé làm quen với bình sữa bằng cách bóp nhẹ thân bình (với loại hình thân mềm) hoặc bóp nhẹ đầu núm bú (với các loại bình thông dụng khác) để sữa chảy ra cho bé nếm thử.

  • Làm quen với sữa công thức

Pha một ít sữa công thức và cho bé nếm thử mùi vị bằng cách đút trực tiếp cho bé bằng muỗng.

Lưu ý: chỉ dùng sữa công thức khi mẹ thiếu sữa cho con bú, bởi sữa mẹ vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của con yêu.

  1. Bước 2: chuẩn bị sữa
  • Chọn bình sữa:

Chọn bình sữa với kích thước vừa phải, dễ cầm nắm để khi bé lớn dần có thể dễ dàng tự cầm bình sữa để ti.

Nên chọn núm ti mềm và có lỗ vừa phải, tránh trường hợp bé khó bú sẽ dễ nuốt khí khi lỗ quá nhỏ hoặc gây nôn trớ khi lỗ quá to.

  • Chọn loại sữa:

Trường hợp mẹ vẫn đủ sữa cho con thì hãy vắt ra cho trẻ dùng ngay hoặc trữ lại theo như hướng dẫn trong bài “Bảo quản sữa mẹ đúng cách”.

Trường hợp dùng sữa công thức: hãy chọn loại sữa có thương hiệu uy tín, phù hợp với từng lứa tuổi và cả điều kiện kinh tế gia đình. Hãy pha sữa theo đúng hướng dẫn in trên bao bì.

  • Kiểm tra nhiệt độ:

Hãy đảm bảo sữa cho bé uống không quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ sẽ không hợp tác. Hãy nhỏ một ít sữa ra tay để kiểm tra, sữa ở tầm nhiệt độ phòng là thích hợp nhất.

  1. Bước 3: tập cho bé bú
  • Tư thế bú:

Hãy đặt bé ở tư thế giống như khi mẹ cho bé bú trực tiếp, hơi nằm nghiêng, đầu hơi chếch lên.

Hãy ôm ấp, vỗ về bé trước khi cho bé bú bình.

  • Thời điểm và bắt đầu

Hãy chọn lúc bé đang đói bụng để cho bé bú

Đặt núm bình vào miệng bé và bóp nhẹ để sữa chảy ra. Sau đó cho cả núm bình vào miệng, bóp thật chậm, tránh trường hợp bé không hợp tác sẽ dễ bị ngạt hoặc sặc.

Như vậy, sau vài lần bé có thể sẽ tự động bú bình mà không cần thúc ép. Việc tập cho bé bú bình không bao giờ là đơn giản, các mẹ hãy kiên nhẫn, sau vài lần con yêu sẽ ngoan ngoãn chấp nhận sự thay đổi này. Tuy nhiên, các mẹ hãy kết hợp giữa bú mẹ và bú bình, không nên hoàn toàn bỏ việc bú mẹ trực tiếp bởi những lợi ích mà việc cho con bú mang lại.

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0