Tư thế ngủ của trẻ

Tuthengu

Ngoài việc chăm lo cho bữa ăn của trẻ thì việc cho trẻ ngủ ngon, sâu giấc cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc phát triển từng ngày. Tư thế ngủ chuẩn sẽ giúp trẻ thoải mái, ngủ sâu hơn. Ngược lại, nếu trẻ ngủ không đúng tư thế thì không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương và hô hấp. Vậy, tư thế ngủ của trẻ như thế nào là tốt nhất?

Hãy cùng điểm qua 3 tư thế ngủ của trẻ dưới đây để rõ hơn.

Tư thế nằm ngửa

  1. Ưu điểm:
  • Đây là tư thế ngủ tự nhiên nhất và cũng là tư thế ngủ tốt nhất cho con yêu.
  • Trẻ sẽ không phải chịu nhiều áp lực lên các bộ phận nội tạng như tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang.
  • Hai tay trẻ dang ra hướng lên trên đầu, toàn bộ các phần cơ trên cơ thể đều được thả lỏng.
  • Độ an toàn cao vì khi nằm ngửa, mũi và miệng của trẻ không bị các chướng ngại vật cản trở quá trình hô hấp.
  • Mẹ dễ dàng quan sát mọi biểu hiện, cử động đang diễn ra ở trẻ, dễ dàng chăm sóc trẻ hơn, nhất là sau mỗi đợt tiêm phòng vắc xin trở về.
  1. Nhược điểm:
  • Phần lớn trẻ nằm ngửa nhiều thường bị bẹp đầu. Các mẹ có thể bắt đầu tập dần dần từ tư thế ngủ nằm nghiêng cho con yêu để cải thiện tình trạng này.
  • Những lúc trẻ bị nghẹt mũi thì tư thế này cũng gây khó khăn hơn trong việc hô hấp của trẻ.

Tư thế nằm nghiêng

  1. Ưu điểm:
  • Đây là tư thế ngủ đem đến nhiều lợi ích cho trẻ.
  • Trẻ sẽ không ngáy hoặc thở khò khè với tư thế nằm nghiêng.
  • Khi trẻ bất ngờ nôn trớ, tư thế này giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của trẻ ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong.
  • Tư thế ngủ này sẽ giúp trẻ tránh bị nghẹt thở.
  1. Nhược điểm:
  • Rất khó có thể để giúp trẻ tự ngủ với tư thế ngủ nằm nghiêng. Mẹ có thể chèn thêm chăn để đỡ ở phía sau lưng giúp trẻ duy trì được tư thế ngủ này. Nếu trẻ nằm nghiêng khi ngủ, mẹ nên đặt tay của bé về phía trước mặt. Có như vậy khi trẻ bị lật sẽ vẫn ở tư thế nằm nghiêng mà không bị chuyển sang tư thế nằm sấp.
  • Nằm nghiêng khi ngủ dễ làm bẹp tai của trẻ.

Lưu ý: mẹ không nên mặc áo có gài nút hoặc buộc dây 1 bên sẽ gây khó chịu cho trẻ trong lúc ngủ ở tư thế nằm nghiêng.

tuthengu

Tư thế nằm sấp

  1. Ưu điểm:
  • Cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.
  • Tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự vệ của trẻ, gần giống với tư thế của trẻ lúc còn trong bụng mẹ.
  • Nằm sấp giúp trẻ nhanh phát triển hơn, do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người, xoay người, ngẩng đầu.
  • Chân tay của trẻ cũng nhanh cứng cáp hơn.
  • Giúp hạn chế sự nôn trớ ở trẻ. Bởi ở tư thế này, dịch hòa tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non.
  1. Nhược điểm:
  • Dễ khiến trẻ bị ngạt thở, có nguy cơ đột tử cao hơn so với tư thế ngủ bình thường vì ở giai đoạn này, trẻ chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình.
  • Tư thế ngủ này còn khiến cho phần nội tạng của trẻ bị chèn ép, rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Lưu ý: tư thế này được khuyến cáo không nên cho trẻ nằm khi ngủ.

Như vậy, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho con yêu. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tập dần cho trẻ ngủ ở tư thế nằm nghiêng để thay đổi và điều hòa hơi thở. Tư thế ngủ của trẻ rất quan trọng cho sự phát triển bởi một giấc ngủ sâu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con yêu.

 

Một số cách vệ sinh cho trẻ

Vesinhchotre

Vệ sinh cho trẻ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm rõ cách vệ sinh cho trẻ sao cho sạch sẽ mà vẫn đảm bảo được độ an toàn cho bé yêu của mình.

Hibaby xin chia sẻ với các mẹ một số cách sau có thể áp dụng để vệ sinh cho con yêu đảm bảo bé được sạch sẽ mà vẫn an toàn và thoải mái.

1.      Làm sạch mũi

Cách 1: Mẹ có thể sử dụng tăm bông để lau mũi vệ sinh cho trẻ sơ sinh bằng cách thấm ướt tăm bông bằng nước muối sinh lý và làm sạch lỗ mũi trẻ nhẹ nhàng. Lưu ý không đưa tăm bông vào sâu bên trong mũi trẻ.

Cách 2: nhỏ vào mũi trẻ vài giọt nước muối sinh lý, lấy giấy mềm se lại thành hình sâu kèn, và đưa vào mũi để vệ sinh cho con yêu.

Trong trường hợp con yêu bị nghẹt mũi, hãy dùng xi-lanh bằng cao su và dung dịch nước muối pha loãng để rửa mũi, cũng như làm sạch các chất nhầy trong khoang mũi.

2.      Làm sạch tai

Mẹ nên dùng tăm bông loại dành cho trẻ sơ sinh, mềm, nhỏ để vệ sinh tai, không nên dùng bất kỳ thứ gì có thể gây ảnh hưởng đến tai của con. Tuy nhiên, chú ý chỉ nên vệ sinh ở phần vành tai phía ngoài và lau nước lọt vào tai trẻ.

Tuyệt đối không cho tăm bông vào sâu bên trong lỗ tai khi vệ sinh cho trẻ. Đặc biệt lưu ý không nên lấy hết ráy tai vì ráy tai chứa một số chất kháng khuẩn và giúp diệt côn trùng nhỏ tấn công sâu vào bên trong tai trẻ.

3.      Làm sạch rốn

Rốn là bộ phận rất nhạy cảm của trẻ sơ sinh và rất dễ bị nhiễm trùng. Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, mẹ cần chú ý vệ sinh vùng rốn của con yêu thật sạch sẽ nhưng phải vô cùng nhẹ nhàng vì khu vực này trũng và dễ giữ lại các vi trùng, vi khuẩn gây hại cho trẻ.

Mẹ có thể dùng tăm bông có đầu mềm hoặc dùng trực tiếp bông gòn để vệ sinh rốn cho con yêu tiện lợi và an toàn nhất. Mẹ chỉ cần đẩy nhẹ bụi bẩn và vẩy rốn ra ngoài giúp vùng rốn con yêu được sạch sẽ.

vesinhchotre

4.      Làm sạch móng tay, móng chân

Móng tay và móng chân của con yêu đã mọc đầy đủ trong quý cuối của thai kỳ. Khi vừa ra đời, móng của con thường đã dài và cần được cắt tỉa ngay. Móng của trẻ thường dài ra khá nhanh, mẹ cần thường xuyên lau rửa và cắt móng tay chân cho trẻ. Đặc biệt khi bé bước vào giai đoạn mút tay, mút chân sẽ rất nguy hiểm nếu móng dài và bẩn.

Hãy sử dụng dụng cụ cắt móng dành riêng cho trẻ để đảm bảo an toàn khi vệ sinh cho con yêu.

5.      Làm sạch vùng mang tã, bỉm

Bộ phận vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua đó là vùng đeo tã, bỉm để tránh phát ban, nhiễm trùng. Mỗi khi thay tã cho con yêu, điều quan trọng nhất là phải vệ sinh phần mông giữ cho con yêu không bị hăm. Hãy dùng khăn mềm, sạch để lau chùi vùng đeo tã, bỉm cho bé.

Sau khi lau, hãy đảm bảo da của con yêu hoàn toàn khô ráo trước khi được mặc tã, bỉm mới.

Với 5 lưu ý về cách vệ sinh cho trẻ như trên, các mẹ hãy chăm sóc con yêu thật tốt để trẻ luôn mạnh khỏe và lúc nào cũng cảm thấy thoải mái. Có như vậy, trẻ mới chơi đùa vui vẻ, ngủ ngon và phát triển từng ngày.

Nhận biết các dạng phân của trẻ

Phantre R

Những người mới lần đầu làm mẹ thường khá bỡ ngỡ khi nhìn thấy phân của con yêu mà không rõ như thế có bình thường hay không, trẻ có khỏe không. Thật ra, phân của trẻ sơ sinh có rất nhiều dạng khác nhau, phản ánh loại thức ăn tiêu hóa cũng như tình hình sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi con thật kỹ. Dưới đây là các dạng phân của trẻ giúp mẹ dễ dàng nhận biết.

  1. Phân su_ phân của trẻ sơ sinh

Phân có màu đen hơi xanh, đặc, dính gần giống như dầu xe máy. Bởi vì chúng được tạo nên từ dịch ối, nước nhầy, tế bào da và các thành phần khác được tiêu hóa từ trong tử cung. Một số mẹ thường không biết con yêu đã đi tiêu lúc nào vì dạng phân này chưa có mùi.

Khi trẻ hơn 2 ngày tuổi, phân sẽ nhạt dần, ít dính, màu gần như màu xanh bộ đội.

  1. Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn:

Phân dạng này có màu vàng hơi xanh, hơi sệt.

Thể phân lỏng gần giống tiêu chảy, có rải rác hạt nhỏ li ti, thường được hình dung như “hoa cà hoa cải”.

Có lúc màu hơi xanh hơn vì mẹ đã có thực đơn khác ngày thường nhưng không phải là một vấn đề đáng lo lắng nếu trẻ vẫn vui chơi, không có hiện tượng nào khác.

phantre_r

  1. Phân của trẻ bú sữa công thức

Dạng nhão gần giống bơ đậu phộng.

Màu hơi nâu, có lúc nâu sậm, nâu vàng hoặc nâu xanh.

Mùi của dạng phân này hơi hăng hơn trẻ bú mẹ.

  1. Phân của trẻ ăn dặm

Nếu bé vẫn còn bú mẹ, vào giai đoạn ăn dặm, phân sẽ nhanh chóng có sự chuyển đổi.

Phân thường có màu nâu hoặc đen và đặc hơn bơ đậu phộng. Vào giai đoạn này, phân của trẻ vẫn mềm nhưng mùi thì đã nặng hơn do thức ăn bắt đầu đa dạng.

  1. Phân của trẻ ăn không tiêu

Thỉnh thoảng xuất hiện một số thức ăn không tiêu hóa hoặc có màu lạ của chính loại thực phẩm bé ăn vào.

Hãy tư vấn bác sĩ khi phân trẻ hoàn toàn không tiêu hóa để kiểm tra đường ruột cũng như sự hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng.

  1. Phân của trẻ có nhiều chất sắt:

Phân sẽ đột nhiên chuyển sang màu xanh đen hoặc đen hoàn toàn nếu được mẹ bổ sung thêm chất sắt.

Trường hợp phân trẻ đổi màu như thế này lúc mẹ không bổ sung sắt cho con thì hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

  1. Tiêu chảy:

Phân lỏng, nước nhiều.

Phân có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu và có thể bị bắn ra khỏi tả.

Đặc biệt nếu phân trẻ có máu hoặc chất nhầy thì hãy gọi cho trẻ đi kiểm tra ngay.

  1. Táo bón:

Phân cứng, trông giống viên sỏi nhỏ.

Phân có thể dính ít máu do trẻ bị nứt hậu môn khi cố gắng để đi tiêu.

Nếu tình trạng phân như vậy xảy ra trên 3 lần thì hãy cho trẻ đi khám để được hỗ trợ tốt nhất.

  1. Phân có chất nhầy

Phân màu xanh có vệt sáng bóng. Một số trẻ bị chảy nước mũi cũng có thể đi tiêu như thế này vì nước bọt không tiêu hóa được.

Nếu hiện tượng phân như vậy xảy ra trên 2 ngày hoặc đi kèm bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám cho trẻ kịp thời.

  1. Phân có máu:

Phân bình thường nhưng có máu: dị ứng protein trong sữa.

Phân táo bón nhưng có máu: nứt hậu môn khi bé cố gắng đi tiêu

Tiêu chảy và có máu: biểu hiện của nhiễm trùng do vi khuẩn

Hãy lập tức cho bé đi kiểm tra khi thấy máu lẫn vào trong phân của con yêu dù ít hay nhiều.

Như vậy, mẹ có thể theo dõi và nhận biết dạng phân của con yêu để từ đó chăm sóc con một cách tốt nhất. Đừng ngần ngại cho trẻ đi thăm khám để được tư vấn, điều trị tốt nhất khi thấy con có bất kỳ biểu hiện lạ nào.

 

Cách tắm chuẩn cho trẻ

Tamchotre

Tắm cho con yêu là khoảng thời gian rất vui vẻ, giúp gắn kết thêm tình cảm mẹ con. Bên cạnh đó, đây cũng là một kỹ năng cơ bản mà mẹ nào cũng nên biết. Vậy, như thế nào mới là cách tắm chuẩn cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong trường hợp trẻ còn chưa rụng rốn?

Dưới đây là một số lưu ý khi tắm cho trẻ, các mẹ nên nắm vững để thực hiện nhé!

  1. Tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn
  • Chuẩn bị:

Phòng tắm kín gió, nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C.

Chuẩn bị chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm dành riêng cho trẻ (nếu có), quần áo sạch,…

Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và từ từ thêm nước lạnh vào cho đến khi đạt được mức nhiệt thích hợp để tắm cho bé (không được cao quá 32 độ C). Mực nước trong thau tắm chỉ từ 5 đến 8 cm.

Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu tránh cho con yêu bị trượt

  • Cách tắm:

Vòng tay giữ cho con yêu ngồi vững, tránh để bé bị trượt.

Rửa mặt cho bé trước, lau từ trong ra ngoài. Sau đó, dùng tăm bông làm sạch vành tai, không cho vào phía trong tai của bé.

Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể con yêu: khuôn mặt, nâng cằm bé lên và làm sạch vùng cổ.

Vệ sinh phần bụng bé cho sạch, nhất là ở những nếp gấp ngày càng sít lại khi bé lớn dần lên. Hãy lau từ đầu xuống chân và cuối cùng mới đến mông con yêu. Đặc biệt lưu ý, hãy lau từ trước ra sau, tránh nhiễm trùng.

Gội đầu cho bé. Hãy bế bé ra khỏi chậu tắm, quấn khăn lại để giữ ấm, bế ngửa bé để tránh nước và dậu gội chảy vào mắt. Xoa một ít dầu gội và nhanh chóng rửa sạch cho bé.

Nhẹ nhàng thấm khô người cho bé, chú ý lau khô cả những kẻ ngón tay, ngón chân.

tamchotre

  1. Cách tắm cho trẻ chưa rụng rốn
  • Chuẩn bị:

Phòng tắm kín gió, nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C.

Chuẩn bị chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm dành riêng cho trẻ (nếu có), tả sạch, quần áo sạch, cồn 70 độ, que gòn vô trùng…

Đổ nước vào chậu. Cho nước lạnh vào khoảng 1/3 thau, từ từ cho nước ấm vào đến khoảng 37 đến 38 độ C.

  • Cách tắm:

Cởi áo, chừa tả. Quấn khăn vùng chưa tắm.

Dùng que gòn vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé. Lau từ khóe mắt ra đuôi mắt, chỉ lau 1 lượt rồi bỏ đi, không lau qua lau lại sẽ gây mất vệ sinh.

Tắm theo thứ tự cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng, lưng, mông, chân.

Với bộ phận sinh dục, nhất là ở bé gái, tuyệt đối phải lau từ trước ra sau.

Lau khô vùng đã tắm rồi mới chuyển sang vùng khác.

Thực hiện gội đầu cho bé giống như với trẻ đã rụng rốn.

Cho trẻ nằm trên khăn sạch sau khi tắm, quấn tả, mặc quần áo.

Săn sóc rốn cho bé bằng cồn sát trùng, từ chân rốn ra ngoài, dùng que gòn để làm khô rốn. Mẹ phải thật nhẹ tay, không làm tổn thương rốn. Sau khi vệ sinh, hãy để thoáng rốn, không băng rốn và nên mặc tả dưới rốn.

Lưu ý: rốn chưa rụng thì mẹ không nên cho bé vào thau tắm, tránh nhiễm trùng.

Như vậy, mẹ có thể dễ dàng tắm cho trẻ sơ sinh theo các cách chuẩn ở trên để con yêu vừa thoải mái, sạch sẽ mà cũng rất an toàn dù bé đã rụng rốn hay chưa. Chúc các mẹ thành công!

Một số lưu ý về bảo quản sữa mẹ

Baoquan

Như đã chia sẻ ở bài “Bảo quản sữa mẹ đúng cách”, chúng ta có thể bảo quản sữa cho con yêu ở trạng thái lạnh chỉ cần thực hiện đúng thời gian cho phép. Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc bảo quản sữa mẹ mà không phải ai cũng nắm rõ.

Những chia sẻ tiếp theo dưới đây sẽ cho các mẹ hiểu hơn về việc bảo quản và sử dụng sữa mẹ như thế nào cho hiệu quả nhất?

  1. Sữa mẹ vừa mới vắt ra không nên thêm vào sữa mẹ đã vắt từ trước

Tránh trường hợp sữa mới vắt ra sẽ làm ấm lại sữa đã để trong tủ lạnh trước đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn đang bị nhiệt lạnh vô hiệu hóa bỗng “tỉnh” lại. Nếu mẹ cần cho thêm vào, hãy làm lạnh sữa mẹ mới vắt cho đạt mức nhiệt tương đương rồi mới thêm vào sữa mẹ đã vắt sẵn để trong tủ lạnh.

  1. Không nên hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng:

Lò vi sóng sẽ làm sữa mẹ nóng lên không đều. Mặt khác, nó còn làm giảm đi đặc tính chống viêm và miễn dịch có trong sữa mẹ. Hãy đặt sữa mẹ đã được trữ lạnh vào trong một bát nước ấm để sữa ấm dần lên.

  1. Sữa mẹ vắt ra có thể được trữ trong bình thủy tinh, bình nhựa hoặc túi trữ sữa chuyên dụng:

Các thành phần có trong sữa mẹ sẽ được bảo quản tốt nhất trong bình thủy tinh. Tiếp theo đó là bình nhựa cứng, chất lượng tốt dành riêng để trữ sữa và tiếp nữa là những túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều trên thị trường.

baoquan

  1. Không dùng lại sữa mà bé uống thừa

Khi bé uống sữa, một số vi khuẩn từ miệng bé có thể đã vào trong sữa. Việc giữ lại và cho bé tiếp tục dùng vào lần sau có thể gây hại cho con yêu. Nếu lượng sữa quá nhiều, hãy chia nhỏ ra và cho bé uống từng phần theo đúng mức như cầu.

  1. Không trữ lạnh lại sữa đã rã đông

Sữa đã rã đông không nên cấp đông lại để dùng cho lần khác. Mẹ hãy lấy đúng lượng sữa bé cần cho mỗi lần uống, tránh hâm nóng quá nhiều dẫn đến tình trạng bé uống không hết phải bỏ đi vì không thể làm lại trở lại.

  1. Cách trữ đông và rã đông

Trước khi bỏ sữa đã vắt vào ngăn đá tủ lạnh, hãy làm mát sữa trước.

Trước khi đem sữa ra rã đông, hãy chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để giảm bớt độ lạnh của sữa.

Những lưu ý trên đây về việc bảo quản sữa mẹ đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Mẹ nên nắm rõ và thực hiện đúng để đảm bảo chất lượng sữa cho con yêu tu ti mỗi ngày, góp phần trong việc nâng cao sức đề kháng và sự phát triển của con.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Sautiemchung

Việc tiêm phòng vắc xin từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu và không thể quên khi chăm sóc trẻ sơ sinh của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng. Đây là một trong những điều mấu chốt mà ba mẹ nào cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất, giúp con yêu thoải mái hơn và không gặp phải bất kỳ nguy hiểm gì cho sức khỏe.

  1. Một số biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin:
  • Vết tiêm sưng, đau: thông thường, sau khi tiêm, ngay tại vết tiêm có thể có dấu hiệu sưng, đỏ và làm trẻ quấy khóc vì đau. Triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.
  • Trẻ bị sốt: trẻ sau khi được tiêm ngừa thường sẽ bị sốt. Có trẻ sốt cao, có trẻ sốt nhẹ và cả những trẻ không sốt. Tùy vào cơ địa mà phản ứng của vắc xin với mỗi trẻ sẽ khác nhau.
  • Trẻ quấy khóc: đây là phản ứng thông thường của trẻ khi bị đau. Không quá khó hiểu khi trẻ quấy khóc hơn thường ngày. Sau khi vết tiêm bớt sưng, đau thì trẻ sẽ bớt quấy khóc, trở nên ngoan ngoãn lại như bình thường.
  • Trẻ biếng ăn: một số vắc xin có tác dụng phụ khiến trẻ tạm thời biếng ăn. Tình trạng này sẽ sớm trở lại như cũ chỉ sau 1, 2 ngày.
  1. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:

Theo dõi tại địa điểm tiêm khoảng 30 phút sau tiêm chủng và tiếp tục theo dõi trong ít nhất 24 tiếng.

sautiemchung_

  • Không nên chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm, nhất là những bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian, như: đắp khoai tây lên chỗ tiêm,…. và không nên mặc quần áo bó quá sát vị trí tiêm thuốc.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt quá sớm khi trẻ chỉ vừa sốt nhẹ, chỉ cho uống khi trẻ sốt trên 39 độ.
  • Chườm hoặc lau mát nếu trẻ sốt nhẹ, chú trọng vị trí: trán, nách, hai bên bẹn.
  • Nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện nếu có các dấu hiệu: tim đập nhanh, sốt cao, co giật, tím tái, khó thở, phát ban, mất ý thức..…

 

Như vậy, các phản ứng sau tiêm vắc xin thường xảy ra với hầu hết các trẻ. Tuy nhiên, có những trẻ bị phản ứng phụ nặng hơn do tác dụng của thuốc. Các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng mà mất bình tình để có thể chăm sóc con yêu sau khi tiêm chủng một cách tốt nhất. Hãy quan sát con thật cẩn thận, thường xuyên theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.

Làm gì khi trẻ hay ọc sữa, nôn trớ?

Ocsua

Hiện tượng ọc sữa, nôn trớ rất hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Với những người mới lần đầu làm mẹ, những lúc như vậy thật sự rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh để có thể xử lý chính xác. Vậy, cần làm gì khi trẻ hay ọc sữa, nôn trớ?

  1. Vì sao có hiện tượng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi còn khá non yếu. Các van trong dạ dày của trẻ hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, trẻ rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này không những làm trẻ dễ no, từ đó bú ít lại mà còn làm trẻ hay bị ọc sữa. Hiện tượng này khá phổ biến.

Chỉ cần mẹ quan sát thấy trẻ không kèm các dấu hiệu sốt, ho, đau bụng quằn quại, phát ban, co giật…. thì không cấn phải quá lo lắng. Trường hợp trẻ ọc sữa, nôn trớ kèm theo các triệu chứng như trên thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có những chẩn đoán và hướng xử lý kịp thời..

  1. Cách đề phòng hiện tượng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ
  • Mẹ hãy chia nhỏ thời gian các cữ bú để giúp con yêu tiêu hóa tốt hơn.
  • Với những trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt có van chống sặc, vừa để trẻ không nuốt quá nhiều khí thừa, vừa đảm bảo lượng sữa ổn định giúp con yêu không bị sặc khi bú.
  • Với trẻ bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhanh mà trẻ không kịp nuốt có thể dẫn đến việc trẻ bị sặc và khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ bị ọc sữa.
  • Sau mỗi cữ bú, hãy khoan đặt trẻ nằm xuống ngay mà nên bế trẻ trên tay khoảng 15 đến 20 phút. Mẹ có thể bé tựa trẻ vào vai, dùng tay thỗ nhẹ lưng cho con yêu được ợ hơi.
  1. Cách xử lý khi trẻ ọc sữa, nôn trớ

ocsua

Mẹ đừng vì quá lo lắng mà cuống cuồng lên. Hãy ngay lập tức đỡ nhẹ đầu con lên sao cho cao hơn phần thân trẻ. Sau đó, nhẹ nhàng và nhanh chóng nghiêng đầu con sang một bên.

Lưu ý: việc đỡ đầu con lên cao và nghiêng sang 1 bên giúp trẻ không bị sặc, thực phẩm trong dạ dày không vào khoang mũi gây ngạt cho bé. Tuy nhiên, mẹ phải chú ý khi sữa ọc ra, tránh để chảy vào tai bé dễ gây nên một số bệnh không tốt cho tai của con yêu, như viêm tai giữa, viêm tai ngoài,…..

Như vậy, ọc sữa hay nôn trớ cũng là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường của con yêu. Mẹ cần theo dõi và quan sát thật kỹ những biểu hiện hằng ngày của con. Nếu không có gì bất thường thì mẹ hãy cứ an tâm và chăm sóc con yêu thật tốt.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Luuychamsoc

Trẻ sơ sinh thường rất mỏng manh, nhất là những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây xin chia sẻ với các ba, các mẹ cách để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, giúp ba mẹ không phải quá lo lắng khi bắt gặp một số triệu chứng lạ ở trẻ.

  1. Trẻ thường khó ngủ

Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh còn khá lộn xộn. Trẻ thường không ngủ đúng một giờ chuẩn nào cả và giấc ngủ thường không sâu. Đặc biệt, những trẻ bú mẹ lại thường mau đói hơn những trẻ bú bình nên hay thức giấc nửa đêm. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường.

Mẹ hãy đảm bảo con yêu bắt đầu giấc ngủ khi đã được bú no. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn phát triển, lên cân tốt, vui vẻ chơi đùa thì đó là vấn đề hoàn toàn bình thường.

  1. Trẻ hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh thường bày tỏ các nhu cầu bằng việc khóc. Đây là cách tốt nhất và nhanh nhất để phát tín hiệu cho những người chăm sóc rằng bé đang cần điều gì đó.

Ngoài ra, hệ thần kinh của con yêu chưa ổn định nên bé rất dễ giật mình và hay khóc. Hành động “khóc” còn là một hoạt động giúp con yêu rèn luyện về hô hấp. Do đó, các mẹ không cần quá cuống quýt và vội vàng bồng ngay khi thấy con khóc, vì điều này chưa hẳn đã có tác động xấu đến trẻ.

  1. Trẻ hay vặn mình, gồng người

Sẽ rất bình thường khi trẻ dưới 3 tháng tuổi thường xuyên vặn mình và đỏ mặt. Đây chỉ là một biểu hiện sinh lý nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng vài phút là tự hết. Chỉ cần con yêu không ói, không quấy khóc khó chịu trong lúc vặn mình, cân nặng vẫn tăng đều theo tháng thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

luuychamsoc

  1. Trẻ thường xuyên nấc cụt

Việc nấc cụt liên tục của trẻ cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính  xác. Đó có thể do việc truyền xung thần kinh giữa não và cơ hoành, cơ bụng của trẻ vẫn chưa ổn định.

Bên cạnh đó, khi trẻ bú mà nuốt quá nhiều hơn cũng dễ dẫn đến tình trạng nấc  cụt. Vì vậy, mẹ lên lưu ý khi cho trẻ bú bình, đừng để không khí lọt vào núm bú dễ khiến trẻ nuốt hơi dẫn đến tình trạng này.

  1. Trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn và bản thân mẹ ăn uống khoa học, cẩn thận, không bị tiêu chảy thì việc con yêu đi tiêu nhiều lần trong ngày cũng là một vấn đề hết sức bình thường.

Mẹ hãy quan sát phân của con, nếu không có máu, không có chất nhầy dính; bên cạnh đó trẻ vẫn vui chơi bình thường, vẫn bú tốt, không có biểu hiện mệt mỏi thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

  1. Hay hắt hơi

Nếu con yêu thỉnh thoảng hắt hơi nhưng không kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, ho thì đây cũng là một trong những biểu hiện sinh lý rất bình thường khác của con.

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một tí xíu bụi cũng có thể khiến con yêu hắt hơi. Mẹ chỉ cần đảm bảo khu vực ăn, ngủ của trẻ luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ, trẻ không cảm sốt thì việc hắt hơi không phải là một vấn đề mẹ nên lo lắng.

Như vậy, các ba, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc con yêu bé bỏng với “một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh” dã chia sẻ ở trên. Đừng quá lo lắng khi phát hiện những biểu hiện hết sức sinh lý, bình thường ở trẻ.

Tập cho bé ngủ đúng giờ

Ngudunggio

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường thay đổi rất nhiều qua từng tháng tuổi. Dù ở thời điểm nào thì việc ngủ đúng giờ, đủ giấc luôn là ưu tiên hàng đầu để có thể đảm bảo sức khỏe con yêu. Tập cho bé ngủ đúng giờ còn là cách để giữ sức khỏe cho mẹ, đặc biệt là những mẹ phải sớm trở lại với công việc.

Vậy, phải làm gì để rèn thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ để trẻ khỏe, mẹ nhàn tênh?

  1. Giúp con yêu phân biệt ngày và đêm

Ánh điện sáng khiến con yêu trằn trọc, khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bởi nó ngăn chặn việc tạo ta hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ, làm cho bé tỉnh táo, không thể đi vào giấc ngủ sâu.

Vì thế khoảng sau 1 tháng đầu, mẹ nên tắt mọi thiết bị ánh sáng, bao gồm đèn, tivi, máy tính,….khi cho bé ngủ. Nếu sử dụng đèn ngủ, hãy để đèn ở mức nhẹ nhất. Bên cạnh đó, hãy hạn chế tiếng động, kể cả tiếng nói chuyện giúp trẻ nhận biết đây là ban đêm và đã đến giờ ngủ.

  1. Mở nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru

Để con yêu có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, mẹ hãy hát những bài hát ru nhẹ nhàng hoặc bật nhạc cho con nghe, nhất là những bản nhạc bé đã được mẹ cho nghe trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Mẹ lưu ý không nên cho con yêu nghe những âm thanh quá mạnh và quá lớn. Điều này không những không có tác dụng ru con mà ngược lại còn làm con yêu tỉnh táo hơn rất nhiều.

  1. Đưa ra quy định về giờ ngủ cho bé

Để rèn thói quen ngủ cho con yêu thì việc tập cho bé ngủ theo một giờ chuẩn từ lúc còn nhỏ tháng là điều rất quan trọng.

ngudunggio

Khi chuẩn bị cho con yêu ngủ, mẹ hãy hôn bé, đung đưa nhẹ nhàng và nói chuyện với bé, sau đó cho bé nằm vào nôi, cụi hoặc trên giường đúng chỗ bé vẫn thường ngủ. Theo thời gian, con yêu sẽ quen với đồng hồ sinh lý mà mẹ vẫn đặt ra cho con hằng ngày.

  1. Hãy cho con ăn no trước khi ngủ

Khi con yêu đói bụng sẽ không thể đi vào giấc ngủ. Ngược lại, trẻ được cho ăn quá no cũng không thể ngủ sâu giấc. Do đó, trước khi cho bé đi ngủ, mẹ hãy đảm bảo rằng con đã được cho bú hoặc cho ăn nhẹ, hãy chắc chắn con yêu không đi ngủ khi bụng đói.

Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ không nên cho con quá no sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

  1. Thay tã cho bé

Trẻ sẽ không thể ngủ ngon khi chiếc tả đã ướt, bẩn. Hãy kiểm tra và chắc chắn rằng con yêu đã được thay bỉm sạch sẽ, khô thoáng trước khi ngủ để bé dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc.

Lưu ý, nếu nửa đêm con yêu thức giấc vì bỉm bị bẩn, mẹ hãy thay tã cho con trong im lặng, đừng trò chuyện, đừng cười đùa, và cũng đừng nhìn vào mắt con. Hãy để bé ý thức được rằng bây giờ vẫn đang trong thời gian ngủ.

Như vậy, để tập cho bé ngủ đúng giờ không còn là một vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu mẹ thực hiện những cách này sớm hơn, khi con còn nhỏ tháng thì hiệu quả đạt được sẽ cao và nhanh hơn rất nhiều. Hãy đảm bảo bé yêu được ngủ đúng giờ và đủ giấc để đảm bảo cho sức khỏe của con.

 

Chăm sóc trẻ mọc răng

Chsocmocrang

Việc cùng con yêu trải qua từng chặng đường phát triển trong cuộc đời là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa của người làm mẹ. Trong suốt chặng đường đó, có không ít lần các mẹ rất hoang mang vì không biết làm cách nào để giúp con yêu thoải mái, dễ chịu hơn, nhất là những giai đoạn bé quấy khóc, đau ốm vì sự phát triển sinh lý của cơ thể. Chăm sóc trẻ mọc răng cũng là một trải nghiệm rất đáng nhớ của các mẹ.

Vậy, khi trẻ mọc răng, mẹ cần lưu ý những gì và cần làm gì để con yêu bớt khó chịu và có thể bảo đảm từng bữa ăn, giấc ngủ để vẫn phát triển bình thường?

  1. Dùng đồ chơi dành cho trẻ mọc răng:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ chơi chuyên dùng cho trẻ mọc răng. Với chất liệu cao su hoặc nhựa dẻo, mềm, bé có thể nhai, cắn nhưng vẫn không bị hỏng, không gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi này có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, mẹ tha hồ lựa chọn cho phù hợp với con yêu.

  1. Cho con yêu gặm khăn lạnh:

Với sự hứng thú gặm, nhai bất cứ thứ gì trong tầm tay mà bé có thể cầm nắm được, mẹ hãy chuẩn bị sẵn cho con một chiếc khăn sạch đã để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30’. Khăn mềm rất an toàn, không gây tổn thương cho nướu (lợi) của trẻ, và khăn còn có thể thấm bớt nước dãi chảy ra từ miệng con yêu.

  1. Xát nướu răng

Nhằm tác dụng giảm bớt cảm giác khó chịu của con, mẹ hãy dùng ngón tay đã rửa sạch thật kỹ và chà xát nhẹ nhàng qua lại lên nướu của trẻ. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  1. Dùng bánh quy cho trẻ lớn hoặc bánh gạo ăn dặm cho trẻ nhỏ

Mẹ có thể cho bé gặm bánh để bớt đi cảm giác khó chịu ở nướu. Nếu trẻ quá nhỏ, hãy dùng loại bánh gạo ăn dặm tan dễ dàng khi gặp nước bọt. Nếu trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé gặm bánh quy mềm. Những loại bánh này, mẹ lưu ý phải chọn thương hiệu rõ ràng để bảo đảm chất lượng cho con yêu.

  1. Dùng thuốc giảm đau

chsocmocrang

Trường hợp trẻ quấy khóc quá nhiều và cả 3 cách làm trên đều không hiệu quả, mẹ hãy tư vấn ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ uống thuốc giảm đau. Đây là cách làm không được khuyến khích trừ khi có được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về cách chăm sóc trẻ mọc răng sẽ giúp được các mẹ phần nào trong việc chăm sóc cho con yêu, để mỗi chặng đường phát triển của con không còn là sự căng thẳng quá mức. Các mẹ có thể tùy nghi thực hiện theo cách phù hợp nhất với con yêu của mình.

 

Giỏ hàng0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua sắm
0